TheườiphụnữTrungQuốcpháthiệnmìnhđãchếttrênhộkhẩlịch bóng đá anho đó, chính quyền địa phương đã hủy hộ khẩu của Wang với lý do "đã tử vong" vào năm 2005. Tại thời điểm này, cô vừa kết hôn và đang làm thủ tục chuyển tới tỉnh Quảng Đông sinh sống.
Tại Trung Quốc, hộ khẩu là văn bản pháp lý quan trọng, cho phép người dân được hưởng các lợi ích xã hội như chăm sóc y tế, giáo dục cộng đồng và chứng thực sở hữu tài sản.
Ngoài ra, khi kết hôn hay ly dị, các cặp vợ chồng đều phải xuất trình hộ khẩu tại văn phòng dân sự địa phương.
Hộ khẩu là giấy tờ quan trọng, cho phép người dân Trung Quốc được hưởng các lợi ích xã hội bao gồm y tế, giáo dục, hôn nhân... Ảnh: Xinhua. |
Dù vậy, khi Wang và chồng cũ "đường ai nấy đi" vào năm 2014, cô không gặp bất kỳ rắc rối nào về thủ tục.
Cho đến năm ngoái, khi có ý định tái hôn, cô mới phát hiện mình vô tình trở thành "người đã khuất" trên giấy tờ.
Kể từ đó, cô không ngừng tìm đến các cấp chính quyền, chi hàng nghìn nhân dân tệ để khắc phục sai lầm này song chưa có kết quả.
"Tôi phải mang danh phận 'người chết' để sống suốt quãng đời còn lại sao?", Wang trải lòng. Cô cho biết việc không có hộ khẩu gây ra vô số phiền toái cho gia đình mình.
Đây không phải lần đầu hộ khẩu của công dân bị chính quyền địa phương hủy bỏ do nhầm lẫn. Năm ngoái, một người đàn ông họ Guo đến từ thành phố Liễu Châu cũng rơi vào tình huống tương tự.
Để chứng minh bản thân còn sống, Guo phải thu thập nhiều loại giấy tờ từ chính quyền địa phương, kèm theo bức ảnh anh cầm tờ báo ngày hôm đó để làm bằng chứng.
Tuy nhiên,Sixth Tonechưa rõ Guo có thành công khôi phục tình trạng hộ khẩu của mình hay không.
Ju Ganghai, cảnh sát về vấn đề dân sự ở thị trấn Thai Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), nói rằng rất khó để chứng thực hay cấp lại hộ khẩu vì tài liệu này có liên quan mật thiết tới danh tính pháp lý của một cá nhân.
"Điểm phức tạp ở những trường hợp này nằm ở khâu xác nhận thông tin nhận dạng của công dân, xác thực rằng họ chưa chết", Ju nhận định.
Mỗi năm, hàng triệu người dân Trung Quốc báo cáo cơ quan chức năng về việc bị mất hoặc bị đánh cắp thẻ căn cước. Trong một số trường hợp, những tấm căn cước đó bị sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.
Theo Zing
Cô bé 13 tuổi ở Trung Quốc chi 700.000 nhân dân tệ (hơn 2,4 tỷ đồng) để đặt hàng các bức tranh minh họa từ họa sĩ vẽ truyện tranh trực tuyến đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội.