Thông qua cuốn sách,ốnsáchthúvịvềẩmthựcViệtthếkỷcủamộtngườiMỹgiải vô địch quốc gia hàn quốc người đọc sẽ khám phá thêm và hiểu biết phong phú hơn nữa về lịch sử ẩm thực của Việt Nam.
Cuốn sách giúp độc giả khám phá cách người Việt dùng đồ ăn và rượu để thiết lập quyền lực và vị thế xã hội trong thế kỷ 19.
Cuốn sách thảo luận cách chủ nghĩa thực dân thay đổi mùi vị nước mắm và rượu nếp/rượu gạo của người Việt và chỉ ra sự can thiệp của nhà nước đã biến những sản phẩm đó trở thành các biểu tượng hữu hình của nền ẩm thực Việt Nam.
Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến cách mà con người phản ứng với những thay đổi họ phải đối mặt trong cuộc sống hằng ngày dưới chế độ thực dân, ở miền quê và thành thị.
Đồ ăn thức uống của Pháp không phải ảnh hưởng nước ngoài đầu tiên đến ẩm thực Việt Nam, cũng không phải cuối cùng, song thời đại chiếm đóng của họ lại chứng tỏ là một tác động của những xung đột văn hóa, chính trị.
Ở Việt Nam, trong thế kỷ 19, từ khởi nghĩa Tây Sơn đến thập niên 1920, các cá nhân thỏa hiệp với những thay đổi, từ gia đình, hàng xóm láng giềng và chính phủ, về các lựa chọn cách ẩm thực của họ. Những gì người ta ăn không chỉ phản ánh họ là ai mà còn là họ muốn trở thành ai.
Khoái khẩu và khát vọng ở Việt Nam bắt đầu với sự mở rộng quyền kiểm soát Việt Nam từ Nam ra Bắc, những nỗ lực đầu tiên tạo ra một nền văn hóa Việt Nam chung, cũng như kháng cự lại chủ nghĩa đế quốc văn hóa và cách ẩm thực đó.
Song trong suốt thế kỷ 19 đầy biến động của Việt Nam, người dân đã thể hiện rằng bản thân họ cũng có chiến lược và khẩu vị không ngừng biến đổi, khác biệt so với của nhà nước. Dù những khẩu vị và khát vọng của họ thường không được giới trí thức quan tâm đến, nhiều người dân Việt Nam vẫn bị thu hút bởi những đồ ăn và thức uống mới, ưa thích thức vặt khác lạ hay tổ chức các bữa đại tiệc đa văn hóa công phu như một hình thức tiêu dùng phô trương.
Trong khi nhiều người Pháp tại các thuộc địa tìm cách tự cách ly trước các trải nghiệm cách ẩm thực mới, người dân địa phương sẵn sàng cởi mở trải nghiệm hơn nhiều. Những mùi vị mới khiến mọi người nhìn nhận lại các sở thích và vị thế của mình trong thế giới hiện đại đang thay đổi.
Sống dưới chủ nghĩa thực dân, một số trong đó đã học được các bài học lớn hơn nhiều - rằng những ưa thích chính trị của họ cũng quan trọng không kém những ưa thích đồ ăn thức uống. Mỗi ngày, các trải nghiệm cách ẩm thực mới tại Việt Nam lại thúc đẩy người dân nhìn ra xa hơn các món hàng bán trong chợ, để cố gắng nếm thử cả thế giới rộng lớn ngoài kia.
‘Chung cuộc của giáo dục’: Xác định lại giá trị của nhà trườngCuốn sách ‘Chung cuộc của giáo dục’ được viết trong hoàn cảnh nước Mỹ tìm kiếm những ý tưởng để cải cách giáo dục nhằm vượt qua khủng hoảng học đường.