Tại LHP Berlin diễn ra từ 5/2 đến 15/2,Đạodiễketquabong da hom nay bộ phim Taxiđến từ Iran được giới phê bình nồng nhiệt khen ngợi, được đánh giá là bông hồng nở từ vùng đất Trung Đông. Tác phẩm này và tác giả Jafar Panahi có số phận đặc biệt. Nhà làm phim Iran đang bị giam lỏng ở quê hương, kể từ khi bị phạt 6 năm tù cùng lệnh cấm làm phim trong 20 năm.
Mê phim nhưng bị bố cấm xem phim
Đạo diễn Jafar Panahi sinh năm 1960 trong gia đình theo đạo Hồi ở thành phố Mianeh, tây bắc Iran, có bố là thợ sơn. Hồi Panahi lên 9, hai chị gái trong nhà đến tuổi trưởng thành nhưng bị cấm ra khỏi nhà cũng như bị cấm mọi hình thức giải trí. Các chị gái cử Panahi đi xem phim ở rạp để về kể lại cho họ. Tình yêu điện ảnh nảy nở trong Panahi từ ngày đó. Khi cha phát hiện, Panahi cũng bị cấm đến rạp vì “những phim đó không tốt cho mày". "Còn tôi lại thích xem những gì không tốt cho tôi”, đạo diễn sau này nói.
Một hôm, cha phát hiện cậu vẫn đến rạp, liền phạt roi. Sau đó, Panahi lẻn đến một rạp chiếu thư viện hẻo lánh mà cậu biết chắc cha sẽ không bao giờ tới. Ở đây chiếu các phim nghệ thuật nước ngoài. Xem phim Italy kinh điển Bicycle Thief (Kẻ cắp xe đạp) của đạo diễn Vittorio De Sica, Panahi nhớ mãi. “Đó là bộ phim đầu tiên không lừa dối tôi”, ông nói về tác phẩm có phong cách hiện thực.
Cũng thời gian này, Panahi tự mày mò các công việc liên quan đến máy quay khi được giúp việc vặt cho giám đốc rạp chiếu thư viện. 12 tuổi, Panahi đi làm thêm ngoài giờ học để có tiền mua vé xem phim. Tuổi thơ nghèo khó định hình phong cách nhân văn mà ông tuyên bố trong các tác phẩm sau này.
Năm 20 tuổi, Panahi đăng lính. Nhà quay phim chiến trường ghi lại nhiều bộ phim tài liệu chiến tranh phát sóng trên truyền hình. Sau hai năm quân ngũ, chàng trai trẻ đăng ký học trường điện ảnh ở thủ đô Tehran. Ở đây, đạo diễn được học hành bài bản về điện ảnh. Ông đánh giá cao tác phẩm của những nhà làm phim gạo cội Âu Mỹ như Alfred Hitchcock, Howard Hawks, Luis Buñuel và Jean-Luc Godard.