Chỉ một trong số những thuyền cứu sinh thoát khỏi con tàu đắm đã quay trở lại để tìm kiếm những người còn khả năng sống sót.
Trong bóng tối,ỳsốphậnnhữngngườiTrungQuốcsốngsótsauthảmhọađắmtàtrận đấu getafe lực lượng cứu hộ phát hiện một thanh niên người Trung Quốc đang bám vào một cánh cửa gỗ, run rẩy nhưng còn sống. Đó là Fang Lang, một trong 6 người Trung Quốc sống sót qua thảm kịch và cuộc giải cứu về sau đã tạo cảm hứng cho một cảnh quay nổi tiếng trong bộ phim bom tấn "Titanic" của Hollywood năm 1997.
Titanic là tàu vượt đại dương lớn nhất thế giới trong thập niên 1910. Nó từng được mô tả là "kình ngư bất khả chiến bại" trước khi bị chìm ở Đại Tây Dương năm 1912. Ảnh: Easyvoyage |
Tuy nhiên, sự sống sót thần kỳ không phải là dấu chấm hết cho các thử thách với họ. Trong vòng 24 giờ sau khi đến trạm kiểm tra người nhập cư ở đảo Ellis, New York, họ đã bị trục xuất khỏi Mỹ vì một đạo luật gây tranh cãi cấm người đại lục nhập cư ở xứ sở cờ hoa.
Theo BBC, 6 người đàn ông biến mất khỏi lịch sử cho đến tận hiện tại. Một bộ phim tài liệu vừa được công chiếu tại đại lục nhan đề "The Six" đã làm sáng tỏ danh tính cũng như cuộc đời họ, 109 năm sau chuyến đi định mệnh.
Phim hé mở câu chuyện bên ngoài con tàu Titanic huyền thoại, một câu chuyện được định hình bởi sự phân biệt chủng tộc và chính sách chống nhập cư đang gây chú ý đặc biệt sau làn sóng ngược đãi người gốc Á gần đây ở Mỹ.
6 người Trung Quốc sống sót là ai?
Những người đàn ông đó được xác định là Lee Bing, Fang Lang, Chang Chip, Ah Lam, Chung Foo và Ling Hee. Họ được tin là những thủy thủ đang đến vùng biển Caribbe để làm việc. Arthur Jones, nhà làm phim người Anh và là đạo diễn của The Six chia sẻ với BBC rằng, họ từng được biết đến như một nhóm chứ không phải từng cá nhân đơn lẻ.
Một chiếc vé liệt kê tên của 8 vị khách Trung Quốc trên tàu Titanic. 6 người trong số họ đã sống sót qua thảm kịch chìm tàu. Ảnh: LP Films |
Tên của những người Trung Quốc sống sót có trong danh sách hành khách trên tàu Titanic. Các bài báo đưa tin về vụ chìm tàu Titanic cũng đề cập vắn tắt về họ. Song, theo các sử gia và nhà nghiên cứu, không giống những người sống sót khác từng được báo chí ngợi khen, nhóm người Trung Quốc này đã bị phỉ báng vì quan điểm bài Trung ở phương Tây vào đầu thế kỷ 20.
Ví dụ, trong một bản tin được xuất bản vài ngày sau vụ chìm tàu, tờ The Brooklyn Daily Eagle gọi những người Trung Quốc sống sót là "những sinh vật" đã vội chui vào thuyền cứu sinh "khi có dấu hiệu nguy hiểm đầu tiên" và ẩn mình bên dưới các ghế ngồi.
Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm sản xuất phim tài liệu cho thấy tuyên bố này là sai sự thật. Họ đã chế tạo một bản sao thuyền cứu hộ của Titanic và nhận thấy rằng những người đàn ông Trung Quốc không thể nào trốn phía dưới mà không bị phát hiện. "Tôi nghĩ, chúng ta cũng thấy điều tương tự ngày nay. Chúng ta đang chứng kiến người nhập cư bị báo chí biến thành những kẻ giơ đầu chịu báng", đạo diễn Jones nhận xét.
Thuyền cứu sinh đưa những người sống sót rời xa khu vực chìm tàu Titanic tháng 4/1912. Ảnh: Easyvoyage |
Các phương tiện truyền thông khác thậm chí cáo buộc những người Trung Quốc đã ăn vận như phụ nữ để được ưu tiên lên thuyền cứu sinh. Nhưng Tim Maltin, nhà sử học về Titanic nói không có bằng chứng nào cho thấy những người Trung Quốc sống sót đã trốn theo tàu hoặc cải trang thành phụ nữ. Ông Maltin tin, đây là những câu chuyện do báo chí và dư luận dựng lên sau sự kiện.
Các đồn đoán có thể xuất phát từ sự kỳ thị đối với nhiều nam giới sống sót, vì đại đa số công chúng cho rằng phụ nữ và trẻ em nên được ưu tiên giải cứu. Cũng theo sử gia Maltin, những người đàn ông Trung Quốc đã cố gắng giúp đỡ những người sống sót khác. Fang Lang, người tự buộc mình vào một cánh cửa trôi nổi trên biển, về sau đã chèo lái chiếc thuyền cứu sinh giúp đưa nhiều người đến nơi an toàn.
Điều gì đã xảy ra với họ sau vụ tai nạn?
Bị Mỹ từ chối, 6 người đàn ông Trung Quốc được gửi đến Cuba. Họ nhanh chóng tìm đường đến Anh, nơi đang thiếu thủy thủ vì nhiều thủy thủ Anh đã nhập ngũ trong Thế chiến thứ nhất.
(Từ trái qua phải) 3 trong số các vị khách Trung Quốc sống sót sau thảm kịch với tàu Titanic là Ah Lam, Fang Lang và Ling Hee. Ảnh: LP Films |
Chang Chip ngày càng ốm yếu sau đêm định mệnh và cuối cùng qua đời vì bệnh viêm phổi vào năm 1914. Ông được chôn cất trong một ngôi mộ không đánh dấu ở một nghĩa trang ở London.
Những người còn lại làm việc cùng nhau ở Anh cho đến năm 1920, khi đất nước trải qua suy thoái hậu chiến tranh và tâm lý chống người nhập cư dâng cao. Một vài người đã kết hôn với phụ nữ Anh và có con. Song, chính sách chống người nhập cư buộc họ phải rời khỏi đất nước mà không báo trước, bỏ lại người thân.
"Đó không phải là lỗi của họ. Tất cả các gia đình này đã bị chia tách vì chính trị, điều họ thực sự không có bất kỳ quyền kiểm soát nào", đạo diễn Jones nói.
Lee Bing nhập cư vào Canada, trong khi Fang Lang, sau khi đi tàu giữa Anh và Hong Kong trong nhiều năm đã trở thành công dân của Mỹ, đất nước từng chối bỏ ông.
Sự tương đồng giữa lịch sử và ngày nay
Tom Fong, con trai của Fang Lang sinh ra ở Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ gần nửa thế kỷ sau vụ đắm tàu Titanic. Họ của gia đình anh có nhiều cách viết khác nhau trong tiếng Anh.
Suốt nhiều thập niên, Fong không hề hay biết về những trải nghiệm của cha trên con tàu huyền thoại, được mệnh danh là "không thể chìm". "Cha tôi chưa bao giờ đề cập đến nó. Ít nhất không phải với tôi hoặc mẹ tôi", Fong bộc bạch.
Tom Fong không được cha - Fang Lang kể cho nghe những gì ông từng trải qua. Ảnh: LP Films |
Ông Fang qua đời năm 1985, thọ 90 tuổi. Mãi 20 năm sau, con trai ông mới được một thành viên trong gia đình hé lộ rằng, người cha đã sống sót qua vụ đắm tàu kinh hoàng. Fong nghĩ rằng cha có thể đã giữ bí mật vì tổn thương và sự kỳ thị.
"Đã có nhiều thông tin nói rằng họ lén lút nấp dưới thuyền và cải trang thành phụ nữ ... Những câu chuyện như thế từng lan truyền rộng rãi vào thời điểm đó", Fong nhấn mạnh.
Khi nhóm nghiên cứu của The Six truy tìm hậu duệ của những người sống sót, nhiều người trong số họ vẫn ngần ngại chia sẻ câu chuyện về sự kỳ thị mà các thành viên trong gia đình từng phải trải qua cách đây một thế kỷ.
Hơn 100 năm trôi qua, sự thù địch mà 6 người Trung Quốc sống sót phải hứng chịu đã lặp lại một cách kỳ lạ giữa lúc chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống người gốc Á trỗi dậy trong bối cảnh đại dịch ngày nay. Chỉ riêng tại Mỹ đã có hàng nghìn vụ ngược đãi được báo cáo trong các tháng gần đây, từ bị phỉ nhổ, quấy rối bằng lời nói đến hành hung bạo lực.
Fong quyết định chia sẻ câu chuyện của gia đình mình với hy vọng mọi người sẽ biết được sự thật về những người Trung Quốc sống sót qua thảm họa tàu Titanic và suy ngẫm về các sự kiện hiện tại. "Bởi vì nếu bạn không biết lịch sử, nó sẽ tự lặp lại", anh quả quyết.
Tuấn Anh
Một cuốn sách mới xuất bản cho rằng tàu Titanic huyền thoại chìm vì một quy tắc an toàn ít người biết, chứ không hẳn chỉ là do đâm phải tảng băng trôi.