Tranh cãi một bài thơ có xứng được đưa vào sách giáo khoa_kết quả bulgaria
Những ngày qua,ãimộtbàithơcóxứngđượcđưavàosáchgiákết quả bulgaria bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” của tác giả Tô Hà (được thiết kế là bài số 5 tuần 3 trong sách Tiếng Việt lớp 5 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) khiến dư luận xôn xao với các luồng quan điểm trái chiều.
Trên một số diễn đàn, mạng xã hội, một số ý kiến cho rằng bài thơ có nhiều từ ngữ khó hiểu, câu từ trúc trắc, hay toàn bài thơ không có vần, gây khó khăn cho việc học của học sinh lứa tuổi nhỏ.
Trang sách có in bài thơ "Tiếng hạt nảy mầm" sau khi được chụp lại và đưa lên một nhóm trên mạng xã hội đã nhận được hàng trăm lượt chia sẻ, hàng nghìn lượt bình luận và chủ yếu chê bai, phản đối cách dùng từ của tác giả bài thơ, nhất là những từ như “ánh ỏi”, “lặng chăm”,...
Thậm chí có ý kiến cho rằng, thơ như thế này không nên và không xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa để dạy học sinh.
“Có thực sự cần thiết sử dụng những từ đó không, khi chúng ta hoàn toàn có những từ khác thay thế song vẫn rất phù hợp trong thi cảnh này”, một ý kiến đưa ra.
Tuy nhiên, số khác thì cho rằng có thể bài thơ có một số từ ngữ ít gặp, ít quen thuộc song không đáng bị chỉ trích về nội dung, chất lượng. Một số người cho rằng có thể cảm nhận được cái hay, đẹp và ý nghĩa của bài thơ này.
Chia sẻ với VietNamNet, hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội nêu quan điểm: “Đứng ở góc độ một người đọc, tìm hiểu về bài thơ ‘Tiếng hạt nảy mầm’ sẽ thấy rằng tác giả kể về một lớp học khiếm thính, với âm thanh mà các em có thể ‘nghe’ chỉ qua các ký hiệu từ bàn tay của cô giáo. Khi biết điều này, mỗi câu từ tôi đều thấy rất đẹp, đầy nhân văn. Chưa kể bài thơ được tác giả sáng tác năm 1974 và những câu từ xuất hiện trong đó chắc hẳn đã có từ cách đây rất lâu, tìm hiểu chúng ta sẽ rõ hơn”.
GS.TS Lê Phương Nga (giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” là một bài thơ hay, thậm chí rất “thơ” và hoàn toàn vừa sức, phù hợp để dạy cho học sinh lớp 5.
Bà Nga cho hay, vì lý do cá nhân, bản thân bà tiếp cận bài thơ này trước khi sách giáo khoa được công bố. “Tôi ‘như bắt được vàng’ vì gặp được một văn bản thơ với đặc trưng tiêu biểu của hình thức/nghệ thuật thơ. Có những từ được “lạ hóa” chỉ dùng trong thơ văn, có cách nói hàm ẩn và biểu đạt ý bằng hình ảnh là cách nói đặc trưng của thơ văn".
GS Nga cho rằng, cảm thụ văn học, nói chính xác hơn tiếp nhận văn học, là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ. Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương. Kĩ năng cảm thụ văn học của học sinh được hình thành chủ yếu trong giờ tập đọc. Các bài tập cảm thụ văn học yêu cầu học sinh phát hiện ra tín hiệu văn chương, giải mã các tín hiệu văn chương, đánh giá các giá trị của các tín hiệu này trong việc biểu đạt nội dung.
Để rèn kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh tiểu học, trước hết cần có vật liệu mẫu - đó là những câu thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn đích thực.
"Để hiểu ngôn ngữ thơ, nhiều khi không thể cứng nhắc theo kiểu 'mở từ điển ra tra'. Về mặt ngữ nghĩa, từ trong văn bản văn chương có biên độ nghĩa được mở rộng tối đa, tạo ra những nghĩa văn cảnh, nghĩa bóng rất đa dạng. Các nhà văn đã vận dụng các nét nghĩa khác nhau và đã sử dụng từ rất đắc địa. Vì muốn gây ấn tượng, các nhà văn, nhà thơ thường 'chệch' ra khỏi chuẩn mực thông thường của ngôn ngữ toàn dân, sáng tạo ra bao từ mới chẳng hề có trong từ điển. Tất nhiên, sự sáng tạo này đảm bảo không 'xa lắc lơ' đến nỗi người đọc chẳng ai hiểu nổi”, bà Nga nói.
Từ góc độ sư phạm, trước nhiều ý kiến băn khoăn việc dạy bài thơ này có phù hợp với học sinh lớp 5 không, bà Nga cho hay, với kinh nghiệm nhiều chục năm từng dạy học sinh tiểu học và sinh viên sư phạm khoa giáo dục tiểu học, theo bà, bài thơ “vừa sức” để dạy và học.
Nữ giáo sư chia sẻ: “Để xác định có bài thơ vừa sức với giảng viên dạy phương pháp dạy học tiếng Việt của trường sư phạm hay không, tôi đã kiểm chứng bằng việc tự ra đề bài tập đọc hiểu, hồi đáp bài thơ và viết đáp án mong đợi - các đáp án này phải dựa trên kết quả thử nghiệm bài làm của học sinh tiểu học. Đồng thời tôi cũng gửi yêu cầu đến các bạn giảng viên dạy Tiếng Việt tiểu học ở các trường đại học và thấy họ viết rất nhiều đáp án chi tiết”.
Với giáo viên tiểu học, khi dạy chuyên đề về “Phát triển năng lực tiếp nhận văn bản cho học sinh tiểu học”, bà Nga cho học viên các lớp cao học cũng là giáo viên tiểu học lựa chọn các văn bản yêu thích và nhận thấy nhiều người đã chọn bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” đồng thời viết được những đoạn khá hay làm đáp án mong đợi. Điều đó chứng tỏ bài thơ tạo hứng thú cho nhiều giáo viên tiểu học. Đặc biệt có học viên say sưa viết tận 4 bài khác nhau bình bài thơ.
GS Nga cũng từng cho một số học sinh tiểu học làm thử những bài tập đọc hiểu bài thơ này. “Những học sinh được chọn thử khi đó đang học lớp 4, lớp 5, học tiếng Việt chỉ thuộc ‘hạng xoàng’ và thấy các em cũng làm được”, GS Nga nói.
GS Lê Phương Nga cho rằng, vì lẽ đó, bài thơ này hoàn toàn xứng đáng trở thành ngữ liệu dùng trong sách giáo khoa.