'Giáo dục công lập_ajax vs volendam
Tại tọa đàm Giáo dục tư thục và định hướng phát triển giáo dục tư thục tại Việt Nam do Ủy ban Uỷ ban văn hoá Thanh niên,áodụccônglậajax vs volendam thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức tại Trường ĐH Hồng Bàng chiều ngày 6/5, PGS.TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, cho hay Uỷ ban đang muốn lấy văn hoá giáo dục là cái nền để phát triển, do vậy đối với giáo dục phải có tầm nhìn ít nhất 10 năm, thậm chí là 20 năm.
PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng giáo dục phải có tầm nhìn ít nhất 10 năm |
"Đôi cánh lệch"
Theo ông Bình, cùng với giáo dục công lập, giáo dục tư thục rất quan trọng, được xem là hai cánh của một con chim. Hiện tại, những thay đổi trong hành lang pháp lý đang tạo điều kiện cho giáo dục tư thục phát triển, nhưng cũng đặt ra yêu cầu "giáo dục tư thục cần làm gì và phải làm gì?".
Đáp lời câu hỏi của ông Bình, PGS.TS Thái Bá Cần, Phó Tổng giám đốc phát triển đại học Tập đoàn Nguyễn Hoàng, cho rằng chất lượng giáo dục công lập chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, tụt hậu so với sự phát triển của giáo dục thế giới (do kinh phí đầu tư thấp, không có khả năng đầu tư lớn cho cơ sở vật chất, trả lương cho đội ngũ giáo thấp không đủ sức khuyến khích lao động sáng tạo của nhà giáo…). Do đó, "cần phải đẩy mạnh giáo dục tư thục phát triển".
Ông Cần cho rằng nước ta thuộc nhóm nước có tỷ lệ giáo dục tư thục thấp, sự quan tâm phát triển mảng giáo dục này của Nhà nước chưa cao. Ngoài ra, quan niệm xã hội về giáo dục như một phúc lợi xã hội còn chiếm ưu thế. Các hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục tư thục thường được đồng nghĩa với hoạt động sai trái - kinh doanh giáo dục.
Từ đó, ông Cần chỉ ra hai hướng phát triển của giáo dục tư thục hiện nay: Hướng thứ nhất là đại chúng - các trường tư thục góp phần tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng được học tùy theo điều kiện, năng lực của bản thân. Hướng thứ hai là đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế - các trường đưa các chương trình, phương pháp giáo dục tiên tiến của thế giới về Việt Nam.
Đối với đề xuất tầm nhìn cho giáo dục phải được hoạch định trong 10 năm, 20 năm, TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân, cho rằng hiện tại các trường đại học quốc tế hiện đã đặt ra những vấn đề về sáng tạo, gắn kết doanh nghiệp, tuy nhiên đại học Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn hoá, xếp hạng. Do vậy, nếu hoạch định trong 10 năm sẽ phải đặt ra vấn đề các trường đại học đóng góp gì cho kinh tế xã hội, cho nền kinh tế số trong thời gian tới.
TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân |
“Nếu như Hoa Kỳ hay các nước khác đều đưa hệ online vào trường học từ phổ thông đến đại học thì ở Việt Nam vấn đề này không đơn giản bởi bị ràng buộc rất nhiều thứ. Ngay như giáo dục phổ thông ở Hà Nội, chỉ tiêu tư thục vẫn phải chịu cơ chế xin cho khiến các trường dở khóc, dở cười. Tại sao tư nhân tự mở trường ra rồi mà lại phải đi xin tuyển sinh?” - ông Minh đặt câu hỏi.
Theo ông Minh, nhiều nước trên thế giới hỗ trợ học sinh không phân biệt công - tư, còn ở Việt Nam vẫn đang có ranh giới rất rõ ràng.
“TS Bình nói giáo dục công lập và tư thục như hai cánh của con chim, nhưng rõ ràng một bên cánh là hơn 84%, bên còn lại chưa đầy 16%, như vậy đã bị lệch rồi” - ông Minh ví von.
Cần xây dựng cơ chế hiến tặng phù hợp cho giáo dục
Theo PGS. Phan Thanh Bình, không đặt vấn đề giáo dục tư thục cần phát triển như thế nào mà bắt buộc phải phát triển. Hơn nữa, không đặt ra vấn đề chỉ đại học tư thục mà là giáo dục tư thục.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Áng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho rằng khi đã đặt vấn đề tư thục có nghĩa là để huy động nguồn lực ngoài Nhà nước. Nhưng hiện nay, giáo dục tư thục lại chưa được nhìn nhận đúng vai trò.
“Nếu không có đại học tư thì không có cạnh tranh bởi các trường công có làm tốt, yếu hay trung bình cũng hưởng lương như vậy. Chính chúng tôi đã tạo ra môi trường để các trường công không thể ngồi yên” - ông Áng khẳng định.
Trong khi đó PGS Đỗ Văn Xê nhìn nhận môi trường làm việc ở trường tư thoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các thủ tục. “Từ khi qua tư thục tôi như qua một thế giới khác. Như việc trường tư không bị giới hạn học phí, còn trường công đang khó hơn do đang được ngân sách Nhà nước chu cấp, nhưng nếu có tự chủ thì phải tăng học phí trong giới hạn”.
Về vấn đề này, theo ông Bình, ngân sách hiện nay cho giáo dục rất ít vì 20% nhưng 80% dành cho phổ thông còn 20% giành cho đại học. Trong 80% này thì lại 80% là để trả lương cho cán bộ, giáo viên do đội ngũ biên chế rất đông. Đây là một khó khăn rất lớn cho đầu tư giáo dục.
Cũng về vấn đề đầu tư cho giáo dục, trong phần trao đổi với PGS Phan Thanh Bình bên lề cuộc tọa đàm, TS Đàm Quang Minh cho rằng hiện nay nghịch lý ở chỗ rất nhiều người bỏ hàng chục tỉ, trăm tỉ thậm chí cả ngàn tỉ để xây chùa nhưng không ai bỏ tới như vậy để xây trường học.
Theo ông Minh, các chùa đều có cơ chế để vận động nguồn lực xã hội ví dụ như hòm công đức, nhưng giáo dục vẫn chưa xây dựng được cơ chế hiến tặng phù hợp. Ông Minh đề xuất Việt Nam có thể học tập các nước khi dùng chính sách thuế để khuyến khích hiến tặng cho giáo dục.
Lê Huyền
Quảng Ngãi tính chuyển Trường ĐH Phạm Văn Đồng thành tư thục
Sau 12 năm thành lập, Trường ĐH Phạm Văn Đồng có thể sẽ được chuyển thành cơ sở tư thục.