Bài 2: Dâng hiến tuổi 20
Ông Phan Hồng Nghĩa,đườngcủathanhniênBàkết quả bóng đá laliga nguyên Bí thư Tỉnh đoàn Sông Bé giai đoạn 1977-1979, còn được gọi với cái tên thân mật - Phan Hồng Đoàn (Út Đoàn). Từ Đoàn như mối duyên gắn liền với cuộc đời ông từ khi dấn thân vào con đường cách mạng, rồi trở thành cán bộ Đoàn chuyên trách và trở thành người thứ hai kế nhiệm trong những ngày đầu non trẻ của phong trào, công tác Đoàn tỉnh Sông Bé - Bình Dương.
Chúng tôi gặp ông Út Đoàn vào một buổi chiều muộn. Ấn tượng đầu tiên khi gặp ông là một phong thái nói chuyện hiền lành, một tinh thần luôn lạc quan tuyệt đối. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê cách mạng huyện Phú Giáo, ông Phan Hồng Nghĩa được tôi luyện và trưởng thành trong khí thế cách mạng sôi sục ngày ấy. Trong suốt thời kỳ từ năm 1959 đến 1977, ông Nghĩa đã kinh qua rất nhiều chức vụ của Đoàn. Từ Bí thư Xã đoàn Phước Hòa đến Bí thư Huyện đoàn Phú Giáo, Chánh Văn phòng Khu đoàn miền Đông, Phó Bí thư Phân khu đoàn 4, Bí thư Tỉnh đoàn Biên Hòa (Đồng Nai), Bí thư Khu đoàn miền Đông. Đến năm 1977, ông chính thức giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn Sông Bé…
Ông Phan Hồng Nghĩa đặt trọn niềm tin vào tinh thần xung kích của tuổi trẻ hôm nay.Ảnh: T.LÊ
Ông kể, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được hòa bình chưa được bao lâu thì bọn Pônpốt - Iêngxary đã gây ra cuộc chiến tranh trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của Tổ quốc, trong đó có đoạn biên giới trên địa bàn tỉnh Sông Bé. Trên khu vực biên giới thuộc tỉnh Sông Bé, từ tháng 4-1977, bọn phản động từ phía bên kia biên giới đã diều động lực lượng vũ trang áp sát biên giới của tỉnh và liên tiếp hoạt động xâm nhập trinh sát từ Bù Đốp đến giáp Tống Lê Chân. Chỉ trong quý II và quý III- 1977, lực lượng Khmer đỏ đã thực hiện 58 vụ hoạt động quân sự khiêu khích, nhất là ở Hoa Lư, Tà Nốt, Hoàng Diệu. Vì thế, đây là thời kỳ mà ta vừa thực hiện khẩu hiệu “Tất cả cho sản xuất, tất cả để xây dựng xã hội chủ nghĩa, tất cả vì Tổ quốc giàu mạnh, vì hạnh phúc nhân dân” vừa động viên sức người, sức của cho nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ biên giới, đấu tranh phá rã các nhen nhóm phản động, giữ vững an ninh chính trị.
Trong suốt thời kỳ từ năm 1959 đến 1977, ông Nghĩa đã kinh qua rất nhiều chức vụ của Đoàn. Từ Bí thư Xã đoàn Phước Hòa đến Bí thư Huyện đoàn Phú Giáo, Chánh Văn phòng Khu đoàn miền Đông, Phó Bí thư Phân khu đoàn 4, Bí thư Tỉnh đoàn Biên Hòa (Đồng Nai), Bí thư Khu đoàn miền Đông. Đến năm 1977, ông chính thức giữ chức Bí thư Tỉnh đoàn Sông Bé. Sau 1979, ông được cử đi học Cao cấp chính trị tại trường Nguyễn Ái Quốc. Năm 1981, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Bí thư Huyện ủy Tân Uyên nhiệm kỳ 1982-1987. Tiếp đó, ông đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Kinh tế - Đối ngoại đến năm 2000; rồi đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương. Ông nghỉ hưu vào năm 2004. |
Cũng những ngày tháng 3 này của 39 năm về trước, quân và dân ta vừa ra sức khắc phục hậu quả của chiến tranh, lao động sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và dồn sức cho nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Ông còn nhớ như in: “Thời điểm ấy, Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh chỉ thị: “Huy động lực lượng thanh niên xung phong xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ biên giới”. Do vậy, mặc dù thiếu thốn lương thực, thực phẩm, thiếu dụng cụ lao động… lực lượng thanh niên xung phong từng huyện trên công trường xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vẫn hăng hái thi đua lao động, bảo đảm ngày công và năng suất. Dù chiến tranh nối tiếp chiến tranh nhưng tổ chức cơ sở Đoàn vẫn tiếp tục phát triển và củng cố. Nhiều đoàn viên thanh niên đã được rèn luyện, thử thách và trưởng thành, phát huy vai trò xung kích trong các đội vũ trang tự vệ, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh của quần chúng, góp phần làm tiêu hao sinh lực địch”.
Cũng bởi cái khốc liệt của bom đạn, cái khí thế cách mạng sục sôi khi kẻ thù đàn áp, tra tấn những gia đình cách mạng mà ông Út Đoàn ngày ấy giờ là một nhân chứng lịch sử hào hùng. Đó là chuỗi ngày phải sống chung với cơn đau nhức nhối của bàn bay, bàn chân do bị thương trong chiến tranh… Bước ra từ chiến tranh kháng chiến chống Mỹ với cơ thể gầy yếu, lại phải chịu đựng từng cơn đau khi mảnh đạn găm trong người, bàn tay thì như đứt lìa… nhưng không vì thế mà ông Phan Hồng Nghĩa mất đi một tinh thần lạc quan hiếm có của người chiến sĩ cách mạng. Với ông, bao nhiêu khó khăn, vất vả ngày ấy đã vượt qua, từ “tay không dựng lại cơ đồ”, đến nay, trong thời bình lại càng cần gìn giữ và phát huy thành quả đó. Niềm vui của nguyên Bí thư Tỉnh đoàn Sông Bé thời kỳ 1977-1979 bây giờ là có con cháu quây quần chung sống cùng ông bà. Những điều còn trăn trở ông dành để dạy dỗ, nhắn nhủ lại cho thế hệ trẻ. Ông nói: “Ngày trước, thế hệ cha anh khoác lên mình màu áo thanh niên xung phong xung kích trên tuyến lửa. Ngày nay, thế hệ trẻ khoác lên mình màu áo xanh của Đoàn với ý thức và trách nhiệm mới. Được sinh ra, lớn lên trong hòa bình, nhiệm vụ của tuổi trẻ hôm nay là góp phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vừa sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần. Trách nhiệm ấy hết sức vinh quang và nặng nề”.
Ông Út Đoàn bảo, ở mỗi giai đoạn lịch sử, tuổi trẻ cần có những hành động khác nhau. Trong thời chiến, những người làm cách mạng được bảo bọc, che chở bởi nhân dân. Ở thời bình, kẻ thù luôn ẩn giấu ở khắp nơi, rình rập, có khi chúng ở ngay trong lòng chúng ta nên cần phải hết sức cảnh giác. Được gặp ông, nghe ông kể lại một thời kỳ chiến tranh khốc liệt, thế hệ tuổi trẻ chúng tôi càng cảm thấy trân trọng hơn những khoảnh khắc thời bình đang sống, càng thấy biết ơn sự hy sinh lớn lao mà thế hệ trước đã trải qua…
Xin mượn lời nhà văn Nga N.A Ostrotesky thay cho lời kết về bài viết này: “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống, đời người ta chỉ sống một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận về những tháng năm đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn… Để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã dâng hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. Những dòng văn này một thời đã trở thành lẽ sống, mệnh lệnh trái tim của cả một thế hệ trẻ Việt Nam được sinh ra, lớn lên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, thôi thúc họ lên đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai…”.
“Ngày trước, thế hệ cha anh khoác lên mình màu áo thanh niên xung phong xung kích trên tuyến lửa. Ngày nay, thế hệ trẻ khoác lên mình màu áo xanh của Đoàn với ý thức và trách nhiệm mới. Được sinh ra, lớn lên trong hòa bình, nhiệm vụ của tuổi trẻ hôm nay là góp phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội vừa sẵn sàng chiến đấu khi Tổ quốc cần. Trách nhiệm ấy hết sức vinh quang và nặng nề”.