Lần đầu tiên trong gia đình có tiếng khóc trẻ thơ. Đứa trẻ là món quà chung củadòng họ,ứngcuồngconđầulòbóng đá đức hôm nay thế nhưng, người lớn trong nhà muốn chiếm hữu đứa bé cho riêng họ vớilý do đó là “cháu duy nhất của bà”, “con duy nhất của mẹ”. Liệu đấy có phải làsuy nghĩ ích kỷ?
“Tôi như người đẻ thuê”
Tại trung tâm Tư vấn hôn nhân gia đình, đường Pasteur, quận 3, TP.HCM, một phụnữ tên Hương, 32 tuổi, bức xúc nói với chuyên viên tâm lý: “Một tuần sau khisinh trở về nhà, tôi đã bị cô lập với con mình. Mẹ chồng tôi ôm cháu về phòngbà, ăn, ngủ, vệ sinh, tất tật mọi thứ bà đều giành làm, nói là để thời gian chotôi nghỉ ngơi. Nhưng mỗi lần tôi bước sang ôm con, bà cứ ngó nghiêng, trách bóngtrách gió rằng tôi mới sinh con đầu lòng, chăm thằng bé không khéo. Tôi chẳngkhác gì một người đẻ thuê, mà người thuê tôi chính là mẹ chồng! Chẳng phải mẹghét bỏ gì tôi, chẳng qua bà quá yêu cuồng đứa cháu đầu tiên của dòng họ nên đâmra độc quyền mà bà không hề nhận thấy.
Mẹ ruột tôi vào thăm cháu ngoại, rồi bà con hai bên đến thăm, ôm thằng béchưa được dăm phút thì mẹ chồng tôi đã vội vã “giựt” cháu lại, mang ra chỗ khác.Cháu mới bảy tháng tuổi mà được bà nội nhiều lần to nhỏ vào tai: “Cháu bà là sốmột, sau này có một tá cháu bà cũng chỉ yêu mỗi cháu thôi. Cái nhà này, cơ ngơinày bà dành cho cháu hết”. Tôi nhiều lần toan phân tích cho mẹ hiểu những hànhvi không đúng đó, nhưng liền sau đó mẹ chiến tranh lạnh với tôi có khi cả tháng.Chồng tôi vào cuộc thì mẹ lại khóc than “anh hùa theo vợ”. Tôi bị stress vìnhững cảnh đó, con mình mà mình không được quyền chăm sóc. Nhưng chẳng lẽ vì vậymà tôi đòi ly hôn để được bên con nhiều hơn...” Vậy nên chị Hương đã tìm đếnchuyên gia tâm lý, nhờ giúp chị tìm hướng ra cho gia đình.
Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai, trung tâm Tư vấn tình yêu – hôn nhân –gia đình TP.HCM (thuộc hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam) đã khuyên chị: “Thườngđó là tâm lý chung của những người bà khi có đứa cháu đầu tiên trong gia đình.Yêu thương cuồng nhiệt, không thể cất đâu cho hết tình cảm đó đã làm cho conngười ta trở nên ích kỷ. Để giữ hoà khí, trước tiên người con dâu phải thôngcảm với mẹ chồng, rồi dần dà sẽ tìm cách lý giải, khuyên can cho bà hiểu. Có thểcần sự đóng góp từ những thành viên khác như chồng, bố chồng và các anh chị bênnhà chồng. Sau một giai đoạn, bà nội sẽ tự nhận ra tình cảm thái quá này và sẽthay đổi. Đôi khi, người mẹ cũng phải quyết liệt với việc chăm sóc, yêu thươngmột đứa trẻ như thế nào cho đúng cách. Bởi, chỉ có người mẹ mới biết được đứacon cần những gì, và làm những gì tốt nhất cho con. Bà nội, bà ngoại chỉ nênđứng bên cạnh hỗ trợ khi cần thiết”.
Không sinh con thứ, ngại chia tình cảm
Nhiều người mẹ trẻ sau khi sinh con đầu lòng, không muốn nghĩ đến chuyệnsinh đứa nữa. Họ không muốn san sẻ tình yêu mà họ trót dành cho đứa đầu tiên.Suy nghĩ này gặp không ít trở ngại, nhất là trong những đại gia đình hiếm con.Lê Hằng, chuyên viên truyền thông, cho biết: “Con gái tôi được bốn tuổi. Thờiđiểm này tôi có thể sinh đứa tiếp theo, nhưng tôi không muốn. Con gái tôi nhưthiên thần từ lúc mới chào đời. Tôi sinh thường rất dễ dàng, đau bụng chỉ haitiếng đồng hồ là gặp em bé ngay. Mọi sự nuôi dưỡng, chăm sóc con với tôi đều rấtnhẹ nhàng, chẳng một ngày căng thẳng. Nhưng quan trọng, cứ nhìn con là tôi mêđắm mê cuồng. Xa con dăm mười phút tôi chịu không nổi. Ông xã bảo chúng tôi nênsinh đứa nữa để tôi bớt chứng cuồng con. Tôi sợ lắm, sợ trong nhà xuất hiện thêmem bé thì tình cảm của tôi dành cho con sẽ giảm đi”.
Không ít bà mẹ trẻ cùng suy nghĩ như chị Lê Hằng, không muốn sinh đứa thứ haikhông phải vì kinh tế, sức khoẻ không cho phép, mà vì sợ làm tổn thương tìnhyêu dành cho con đầu lòng. Hiện tượng này được chuyên viên tâm lý Trần VănDương, giám đốc trung tâm Tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em TP.HCM, lý giải:“Đứa con đầu lòng lúc nào cũng đem lại những ấn tượng quá đặc biệt đối với chamẹ, ông bà. Chính vì sự đặc biệt này, nhiều cha mẹ, ông bà mới nghĩ rằng đây làđứa trẻ của họ, và chỉ duy nhất đứa trẻ này mà thôi. Tuy nhiên, sau một thờigian khi trẻ lớn lên, thì người mẹ sẽ nhận ra họ nên hay không nên sinh thêm đứanữa. Đừng sợ tình cảm giữa những đứa con không được như nhau, vì bản năng làmcha mẹ sẽ giúp bạn cân bằng tình cảm dành cho các con. Nên nhớ rằng, có thêm đứacon nữa, tình cảm của bạn sẽ được bồi đắp gấp đôi. Đừng vì những suy nghĩ nhấtthời rồi yêu thương con trẻ một cách mù quáng, có khi tác động không tốt đến tâmlý trẻ thơ”.
Kim Ngân, 30 tuổi, Bình Tân, TP.HCM: Coi chừng trẻ bội thực tình thương Quá nhiều tình cảm dồn cho một đứa trẻ sẽ có nguy cơ khiến bé bị bội thực. Hệ luỵ này thể hiện ở chỗ: trẻ luôn nghĩ nó là người quan trọng nhất, từ đó đưa cái tôi lên đầu, muốn gì là phải có bằng được. Nhiều trường hợp nhà có ba, bốn đứa con, nhưng vẫn dành nhiều tình cảm nhất cho đứa đầu tiên, vì đó là đứa trẻ gây nhiều ấn tượng nhất. Không nên như vậy, kẻo một đứa bị bội thực, những trẻ còn lại thì bị tổn thương. Mạnh Đạt, 32 tuổi, quận 1, TP.HCM: Nhà hai trẻ vui hơn Đúng là có một vài bà mẹ trẻ nhất quyết không sinh thêm con vì quá yêu đứa con đầu lòng của họ. Chúng ta cũng không thể chê trách hay xét nét loại tình cảm này. Tuy nhiên, mẹ và những người thân khác cần nhận thức đúng: đứa trẻ nào cũng cần được yêu thương như nhau, sự thiên vị sẽ là nỗi tổn thương vô cùng nặng trong tâm lý trẻ khi chúng nhận ra sự không công bằng. Theo tôi, dù sao trong gia đình có hai đứa trẻ thì sẽ vui hơn, ấm áp hơn những gia đình chỉ độc một con. |
(Theo SGTT)