Người đàn ông cấp cứu trong đau đớn sau khi uống thuốc nhiệt miệng_tỷ lệ tỷ số
Bệnh nhân nam 60 tuổi (trú tại Bắc Ninh) được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh cấp cứu. Trước đó,ườiđànôngcấpcứutrongđauđớnsaukhiuốngthuốcnhiệtmiệtỷ lệ tỷ số ông bị nhiệt miệng và tự mua thuốc về điều trị. Sau 2 ngày uống, người này xuất hiện tình trạng sốt cao, kèm bọng nước lớn ở lòng bàn chân, loét, mủ niêm mạc miệng, đau rát nhiều nên gia đình đưa đi cấp cứu.
Trong quá trình điều trị, các bọng nước vỡ, da bong tróc từng mảng lớn. Bệnh nhân ổn định sau 20 ngày điều trị tích cực.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Tình, Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, cho biết đây là tình trạng dị ứng thuốc. Bệnh nhân bị hoại tử thượng bì nhiễm độc sau dùng thuốc, đặc trưng bởi tình trạng hoại tử lan tỏa và mất thượng bì.
Theo bác sĩ Tình, các thuốc thường gây ra dị ứng thể hoại tử thượng bì nhiễm độc bao gồm: allopurrinol (trị bệnh gout), thuốc chống co giật, kháng sinh, lamotrigine (chống động kinh), thuốc hạ sốt giảm đau không steroid...
Người bị dị ứng nặng nếu không điều trị kịp thời, tổn thương da lan tỏa sẽ gây đau rát, mệt mỏi, tổn thương niêm mạc miệng, gây khó khăn trong ăn uống, da hoại tử diện rộng gây mất nước, mất dịch qua da. Người bệnh cũng rất dễ nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.
Để phòng bệnh, nữ bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu nghi ngờ dị ứng thuốc như khó thở, đau bụng, nổi ban đỏ, phù, bọng nước, người dân nên dừng thuốc đang uống và đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất.
Tìm ra nguyên nhân khiến 54 sinh viên cao đẳng phải đi cấp cứu sau bữa cơm ở căng tinKết quả xét nghiệm cho thấy 54 sinh viên của Trường Cao đẳng Lào Cai từng phải nhập viện cấp cứu vì nhiễm vi khuẩn salmonella có trong 4 món ăn bán tại căng tin.