Nước Mỹ trong giai đoạn này của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump đang đối mặt với hàng loạt vấn đề,ÔngTrumpđãlầmtưởngvềTrungQuốtrận pumas unam từ biểu tình ôn hòa đến đại dịch Covid-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters |
Với nhiều người ủng hộ Tổng thống Trump, một chủ đề mà họ thường nhắc tới để bênh vực ông, đó là "những quả bóng sút về phía Trung Quốc". Nhưng thực tế, ông Trump không làm được như vậy, theo cây viết bình luận Mona Charen trên trang tin The Bulwark ngày 12/8. Bà là thành viên cấp cao của nhóm cố vấn Trung tâm Đạo đức và Chính sách công, trụ sở ở Washington D.C.
Mona Charen chỉ ra rằng, có rất nhiều lý do để lo lắng về Trung Quốc. Với dân số 1,4 tỷ người, một quân đội khổng lồ và nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc đang bắt đầu chuyển đổi sức mạnh của mình ở khắp nơi. Trung Quốc đang nhanh chóng trở nên giàu có và duy trì một quan điểm cứng rắn. Nước này đang chạy đua về trí tuệ nhân tạo cùng nhiều công nghệ khác, đồng thời xuất khẩu kỹ thuật theo dõi của mình tới nhiều nước.
Vì vậy, Tổng thống Trump đã đúng khi lo lắng về Trung Quốc. Ông Trump chỉ trích các tổng thống Mỹ trước kia đã đàm phán các thỏa thuận thương mại "vô cùng yếu kém", và ông cam kết chính quyền của mình sẽ đảo ngược thâm hụt ngân sách, đưa việc làm khối sản xuất về nước, chặn đứng các hành vi thương mại bất công bằng như bán phá giá, thao túng tiền tệ và đánh cắp tài sản trí tuệ.
Tất cả tưởng như dễ dàng. Ông nói" Chúng ta có những tấm thẻ, chúng ta có rất nhiều sức mạnh với Trung Quốc".
Nhưng nữ chuyên gia Charen cho rằng, ông Trump khó đạt được mục tiêu nào trong số trên.
Nếu suy xét những gì ông Trump hy vọng đạt được với Trung Quốc, thì ngay hành động đầu tiên của ông, hủy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là một sai lầm lớn.
Nếu ông Trump thực sự muốn đẩy Trung Quốc vào bất lợi, ông sẽ phải dựa vào TPP bằng cách ký thêm thỏa thuận thương mại tự do với các nước trên khắp hành tinh. Nếu Mỹ hợp tác với Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Brazil cùng các nước TPP, tất cả có thể mang lại một sức mạnh tổng hợp trên 75% GDP thế giới.
Nhưng Tổng thống Mỹ thứ 45 cho rằng các cuộc chiến thương mại "là tốt và dễ chiến thắng". Và ông tuyên bố những cuộc chiến đó... với tất cả. "Thuế! Hãy mang thuế về cho tôi", ông yêu cầu các trợ tá. Và họ đã hành động. Không chỉ với Trung Quốc mà cả với những người bạn của Mỹ. Thực tế, ông Trump đã áp thêm thuế lên Canada, Mexico và EU nhiều hơn so với Trung Quốc.
Thực tế cho thấy, áp thuế đơn phương không bao giờ là tốt hay dễ dàng.
Tính đến 2018, Mỹ không còn những tấm thẻ bài mà ông Trump nghĩ nước này vẫn đang nắm giữ. Người Mỹ phải trả giá cao hơn cho mọi hàng hóa, từ xe đạp tới vali hay tivi, mũ nón và đầu vào công nghiệp.
Và Trung Quốc cũng đáp trả bằng cách áp các mức thuế của họ, đặc biệt nhắm vào nông dân Mỹ.
Tổng thống Trump cam kết, bằng cách trừng phạt Trung Quốc, ông sẽ hồi sinh vùng Trung Tây, nhưng trong khi Thung lũng Silicon chứng kiến sự gia tăng việc làm trong khối sản xuất thì Pennsylvania, Michigan, Ohio, và Wisconsin mất đi nhiều công việc ở nhà máy.
Còn "thỏa thuận thương mại vĩ đại" mà ông Trump đàm phán với Trung Quốc thì sao?
Thỏa thuận bắt buộc Trung Quốc mua 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian 2 năm trên tổng lượng hàng nhập khẩu năm 2017. Nghe thì rất tuyệt, nhưng Trung Quốc vốn thường ít khi thực hiện được đúng các cam kết tương tự.
Ngay tại buổi lễ của Nhà Trắng thông báo thỏa thuận, Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng nói thẳng rằng Bắc Kinh sẽ đưa ra các quyết định mua hàng tương lai "dựa vào điều kiện thị trường".
Sự vươn dậy của Trung Quốc đặt ra một thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trên toàn thế giới.
Theo bà Charen, Mỹ có thể và nên đáp lại bằng cách phát huy thế mạnh của mình: cải thiện các liên minh hiện có, dẫn dắt các tổ chức hàng đầu thế giới như WTO và WHO thay vì rút lui, ủng hộ các quyền tự do dân sự, chào đón những người nhập cư và sinh viên tài năng, những người có thể giúp Mỹ duy trì lợi thế công nghệ, và có được ngôi nhà tài chính của riêng mình để không cần phải vay mượn từ Trung Quốc nữa.
Thanh Hảo
Trung Quốc không muốn quan hệ với Mỹ ‘đi chệch hướng’
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi ngăn quan hệ Mỹ-Trung xấu đi “trong vài tháng tới”, và ông sẵn sàng đối thoại với Washington “bất kỳ lúc nào”.