Năm nay gần như các tân sinh viên đại học sẽ bắt đầu năm học mới bằng việc học online. Theânsinhviêncầnlàmgìđểkhôngbịđuổihọkết quả yokohamao ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát thì trường vẫn có học phần mà sinh viên phải học online.
Theo ThS Sơn, dù tân sinh viên đã được “tập dượt” khi ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng chưa được gọi là có kỹ năng học online. Do vậy bước vào đại học, phải thực sự chủ động tìm kiếm thông tin về môn học, tài liệu và nghiên cứu trước bài học, đừng thụ động về kiến thức, kỹ năng.
Đồng quan điểm, TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang nhấn mạnh môi trường học đại học hoàn toàn khác biệt với trường phổ thông, do đó cần phải tự giác, chủ động, tự lập kế hoạch học tập phù hợp cho riêng mình.
Với học online, TS Phương lưu ý sinh viên cần chuẩn bị các điều kiện quan trọng gồm thiết bị hỗ trợ học tập online (máy tính, điện thoại thông minh…), đường truyền internet, không gian yên tĩnh để học tập.
Ngoài ra, trong tình trạng “lạ nước lạ cái”, tân sinh viên cần nghiên cứu kỹ cách thức kích hoạt và sử dụng tài khoản email, mã số sinh viên trong quá trình học để xem thời khóa biểu, hoặc đăng ký môn học, xem tình trạng đóng học phí, lịch thi, thông tin cố vấn học tập, địa chỉ liên hệ…
PGS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thông tin rằng, tỷ lệ ra trường ở các trường lớn trên thế giới là 60%. Còn tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là khoảng 65%-75%/khoá. Điều đó có nghĩa với chỉ tiêu tuyển sinh 5.000 sinh viên/khoá thì có tới 1.250-1.650 sinh viên không được tốt nghiệp. Ngoài những sinh viên không lo học, còn có sinh viên chọn sai ngành, gặp sự cố khác hoặc chọn lại ngành thích hợp hơn.
Vì vậy, theo PGS Bùi Hoài Thắng, sinh viên không chỉ đơn giản cố học là thành mà cần học với niềm sảng khoái với nghề nghiệp, với ước vọng vươn cao.
“Hãy học đại học bằng niềm vui và niềm đam mê và hãy tìm đam mê và niềm vui trong học đại học”- PGS Bùi Hoài Thắng khuyên.
Thận trọng trước cám dỗ
Còn PGS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho rằng, khi vào đại học thì việc tự học và học theo nhóm là cốt yếu. Rất nhiều đại học đã sử dụng giáo trình bằng tiếng Anh nên các sinh viên năm thứ nhất sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường có chuẩn đầu ra tiếng Anh rất cao (550-650 TOEIC) nên sinh viên cần phải cố gắng tập thói quen tự học tiếng Anh hằng ngày.
Ở nhiều trường, khối lượng bài tập, tiểu luận, báo cáo, dự án… khá lớn nên các em phải chuẩn bị tinh thần để làm việc cật lực ngay từ năm đầu.
“Không có con đường nào gian khổ bằng con đường mang tên DEADLINE”. Do vậy hãy hình thành thói quen học liên tục, học cả đời.
Bên cạnh đó, cân đối thời gian dành cho việc học và làm thêm, tránh sa vào bẫy đa cấp biến tướng…
Đây cũng là lưu ý của TS Tô Văn Phương. Theo ông Phương, các tân sinh viên cần tránh những cạm bẫy, cám dỗ nơi thành thị, thận trọng với những lời rủ rê, mật ngọt tham gia các hoạt động đặc biệt liên quan đến tài chính.
“Do dịch Covid-19 phức tạp nên tân sinh viên chưa có cơ hội “bước chân vào cổng trường đại học của mình” theo đúng nghĩa, vì vậy cần lưu ý đến các thông báo và hướng dẫn trên website, hay fanpage chính thống của trường mình, tránh theo các thông tin từ các trang mạng không chính thống, điều này có thể dẫn đến thông tin sai lệch, thậm chí là thông tin có hại, lừa đảo”- TS Phương khuyên.
Minh Anh
Từng là học sinh giỏi quốc gia, được chọn thi Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương, tuy nhiên khi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Đức đã trải qua học kỳ đầu “tồi tệ” với điểm trung bình 1.0/4.0.