您现在的位置是:PhongThuyBet > Cúp C2

Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 tập trung vào hành động_kết quả bóng đá giải quốc gia tây ban nha

PhongThuyBet2025-01-16 01:03:14【Cúp C2】5人已围观

简介Tin thể thao 24H Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 tập trung vào hành động_kết quả bóng đá giải quốc gia tây ban nha

Chuyển đổi số là động lực phục hồi và phát triển kinh tế

Chiều 7/12,ễnđàndoanhnghiệpcôngnghệsốlầnthứtậptrungvàohànhđộkết quả bóng đá giải quốc gia tây ban nha Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long đã chủ trì buổi họp báo về Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2021.

Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số được tổ chức lần đầu tiên năm 2019. Qua 2 năm tổ chức, Diễn đàn đã lan tỏa và trở thành hoạt động thường niên, có quy mô lớn của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. 

Diễn đàn năm nay sẽ được sẽ được tổ chức ngày 11/12 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới nhiều điểm cầu trên cả nước.

{keywords}
Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ thông tin tại họp báo Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số 2021

Thông tin tại buổi họp báo, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, năm nay, các doanh nghiệp công nghệ số tham gia chuyển đổi số và xem đây là động lực để phục hồi và phát triển kinh tế. Do đó, Bộ TT&TT đã lựa chọn chủ đề “Chuyển đổi số - động lực phục hồi và phát triển kinh tế”.

“Trong phạm vi diễn đàn này, chúng tôi muốn nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là động lực chính cho phục hồi và phát triển kinh tế, với tinh thần doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam thực hiện công cuộc chuyển đổi số”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.

Thứ trưởng cũng cho biết, trong khuôn khổ diễn đàn, Ban Tổ chức công bố giải thưởng các sản phẩm Make in Viet Nam với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Đây thực sự là các sản phẩm Make in Viet Nam, được thiết kế, sáng tạo, tích hợp tại Việt Nam và quan trọng hơn là giải các bài toán của Việt Nam.

Diễn đàn công nghệ số tập trung vào hành động

Thông tin tại buổi họp báo, Ban tổ chức cho biết, Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ 3 sẽ bao gồm 2 phiên tham luận chính bàn về doanh nghiệp công nghệ số giải các bài toán chuyển đổi số quốc gia và doanh nghiệp công nghệ số giúp các ngành, lĩnh vực phục hồi và phát triển kinh tế bền vững trong và sau đại dịch Covid-19.

Với sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các cơ quan Đảng, Quốc hội, các Bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là hàng trăm chuyên gia, doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước, Diễn đàn sẽ là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.

{keywords}
Toàn cảnh họp báo chiều 7/12

Theo ông Hà Trung Kiên, Tổng Giám đốc Gapo, tinh thần Make in Viet Nam đã được nhắc đến từ năm 2019 với lời hiệu triệu từ Bộ TT&TT. Từ đó, Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số là sự kiện được mong chờ của các doanh nghiệp công nghệ số.

Ông Kiên cũng cho rằng, các sản phẩm Make in Viet Nam có lợi thế hơn vì hiểu rõ doanh nghiệp Việt cần gì khi chuyển đổi số; khả năng tinh chỉnh, hỗ trợ cũng như chi phí cũng tốt hơn các sản phẩm của nước ngoài. Dẫu vậy, các doanh nghiệp Việt luôn phải đối mặt với rào cản về nhận thức và lòng tin. Do đó, đại diện doanh nghiệp mong muốn có thêm các chính sách, hỗ trợ cho các sản phẩm Make in Viet Nam để tinh thần này được lan tỏa rộng rãi hơn.

Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT, trước đây, CNTT đã phát triển, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã gia công lắp ráp, cũng giải quyết các bài toán lao động nhưng chúng ta thiếu bản sắc và tự hào Việt Nam.

“Tinh thần Make in Viet Nam giúp chúng ta tự hào vươn lên. Hai năm qua, doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ được nhiều nền tảng chuyển đổi số. Năm 2020, hơn 30 nền tảng được Bộ TT&TT công bố đều là nền tảng của Việt Nam. Năm 2021, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã chuyển sang nghiên cứu, làm chủ các công nghệ nghệ mới như 5G, AI, Big data. Đây là điều trước đây chưa có”, ông Tuyên nói.

Theo chia sẻ, năm 2021 Việt Nam có thêm 5.600 doanh nghiệp công nghệ số mới được thành lập, ngành cũng đạt được mức tăng trưởng ấn tượng với 9%. Đây chính là sự lan tỏa của tinh thần Make in Vietnam và tin rằng sẽ lan tỏa hơn nữa.

Thứ trưởng Phạm Đức Long thông tin thêm, tại Diễn đàn năm nay, Bộ TT&TT sẽ công bố các mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam; một số bài toán Việt Nam cũng như các chính sách, giải pháp và công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp. “Diễn đàn năm nay là diễn đàn hành động, đi vào các bài toán cụ thể và qua đó sẽ lan tỏa không chỉ ở các cơ quan Nhà nước mà cả cộng đồng doanh nghiệp”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng tin tưởng: "Với sự ủng hộ của các cơ quan báo chí, thông điệp của Diễn đàn sẽ lan tỏa để cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số, CNTT sẽ có niềm tin và động lực để phát triển mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025. Đây là mục tiêu rất thách thức, thể hiện khát vọng của chúng ta".

 

Duy Vũ

Nền tảng Make in Vietnam đặt mục tiêu vươn mạnh ra thị trường Đông Nam Á

Nền tảng Make in Vietnam đặt mục tiêu vươn mạnh ra thị trường Đông Nam Á

akaBot, nền tảng Tự động hoá quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp do FPT phát triển đặt mục tiêu vươn mạnh ra thị trường Đông Nam Á trong giai đoạn năm 2022-2023.

很赞哦!(738)