Huyện Hạ Hòa: Hướng đào tạo nghề theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế_bxh thuỵ điển

Với hơn 70 nghìn người trong độ tuổi lao động,ệnHạHòaHướngđàotạonghềtheosựchuyểndịchcơcấukinhtếbxh thuỵ điển huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ xác định nâng cao chất lượng nguồn lao động gắn với giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

{keywords}
Huyện Hạ Hòa định hướng đào tạo nghề theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ảnh minh họa

Hàng năm, Huyện tổ chức thu thập, xử lý thông tin cung - cầu lao động, từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ được lồng ghép vào chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Từ năm 2010 đến nay, Hạ Hòa mở gần 200 lớp đào tạo sơ cấp nghề cho khoảng 6.600 lao động nông thôn trong cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Số lao động nông thôn tìm được việc làm sau học nghề tăng lên từng năm, chiếm tỷ lệ khoảng 96% tổng số lao động được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Bên cạnh lợi thế về đất sản xuất thúc đẩy nông nghiệp phát triển, Huyện cũng định hướng đào tạo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng phát triển nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Nhờ gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, Huyện đã thu được hiệu quả thiết thực: Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng từ 35,7% (năm 2010) lên gần 58% năm (2019) và mục tiêu năm 2020 là 60%. Sau khi tham dự các lớp học nghề, nhiều lao động đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng, góp phần thúc đẩy kinh tế gia đình và địa phương phát triển như mô hình trồng bí xanh, cà chua sạch, trồng chè giống mới, trồng nấm, nuôi gà ri lai…

Minh Vy