Làm việc đến lúc chuyển dạ
Sau 4 năm hẹn hò,âmsựmẹbỉmsữatậpMẹlậpquỹquyêngópmongcứuconmắcbệnhhiếkqbd c3 chị Thái Thị Trúc Quỳnh (SN 1988, TPHCM) kết hôn ở tuổi 31. Vì vợ chồng chị đã lớn tuổi nên cha mẹ hai bên đều mong sớm có cháu. May mắn, chị Quỳnh có em bé sau 4 tháng đám cưới.
Cuộc sống của chị không gặp nhiều xáo trộn khi mang thai. “Tôi không ốm nghén, vợ chồng còn thường xuyên đi du lịch. Thai được 7 tháng, đồng nghiệp ở công ty mới biết tôi có em bé”, chị Quỳnh chia sẻ trong Tâm sự mẹ bỉm sữa.
Nếu thời gian đầu thai kỳ thuận lợi thì những tháng cuối, chị Quỳnh bị phù chân, mệt mỏi. Tuy nhiên, chị cố gắng làm việc, tăng ca đến 23h mới về nhà.
Trước khi chuyển dạ, chị Quỳnh vẫn miệt mài làm việc ở công ty. Phát hiện có dấu hiệu sinh, chị vội vàng đến bệnh viện. Sau sinh, chị Quỳnh bị tiền sản giật, phải nằm phòng hậu phẫu.
Để gặp con, chị phải gọi điện cho chồng. Thấy con qua điện thoại, nước mắt của chị lăn dài. “Trước khi sinh, tôi cứ nghĩ mình là người đầu tiên ôm con, nhưng không phải. Tôi nằm cách ly với con hoàn toàn, chỉ nhìn con qua điện thoại.
Vài ngày sau, tôi năn nỉ mấy lần hộ lý mới lấy xe lăn đẩy tôi lên thăm con”, chị kể lại.
Xuất viện, chị Quỳnh dự định làm theo kế hoạch ban đầu là về nhà ngoại ở cữ. Tuy nhiên, chồng chị thấy không thoải mái khi ở nhà vợ. Hai người bàn bạc, cuối cùng quyết định ở cữ tại nhà nội.
Hàng ngày, mẹ chồng phụ trách việc nấu ăn, còn mẹ đẻ hỗ trợ chị Quỳnh chăm cháu. Hết tháng ở cữ, chị tự mình chăm con.
Lúc này, em bé quấy khóc nhiều khiến chị căng thẳng. Thỉnh thoảng, chị chạy vào nhà vệ sinh khóc nức nở, rồi trở ra tiếp tục chăm con.
Lập quỹ quyên tiền cứu con
Niềm vui con biết lật lẫy kéo dài không bao lâu, chị phát hiện con có nhiều biểu hiện bất thường. Bé có dấu hiệu chậm phát triển, không thể ngóc đầu, lẫy người như trước. Chị Quỳnh đưa con đến khám tại nhiều bệnh viện lớn.
Bác sĩ nghi ngờ em bé mắc bệnh teo cơ tủy sống.
Sau 3 tuần chờ đợi, chị chết lặng khi cầm kết quả xét nghiệm. Câu “những bé như thế này không sống quá 2 tuổi” của bác sĩ như nhát dao chí mạng khiến chị sụp đổ.
“Bác sĩ còn tư vấn nhiều điều, nhưng tôi chẳng nghe được bao nhiêu. Điều tôi quan tâm nhất là thuốc chữa căn bệnh teo cơ tủy sống.
Tuy nhiên, loại thuốc chữa trị căn bệnh này chỉ có ở nước ngoài và giá khoảng 50 tỷ đồng. Hàng năm, công ty dược đó có chương trình bốc thăm may mắn cho các bé mắc bệnh trên toàn thế giới.
Lúc đó, tôi có đăng ký và chờ bốc thăm nhưng kết quả không như mong muốn”, chị Quỳnh kể.
Thời gian đầu, vợ chồng chị Quỳnh khóc cạn nước mắt. Cả hai quay cuồng với câu hỏi làm thế nào để có thuốc cứu con.
14 tháng tuổi, con trai chị bị viêm phổi lần đầu. Do sức đề kháng yếu, bé bị suy hô hấp, phải nhập viện điều trị, cách ly cha mẹ. Từ đó, cứ 2 – 4 tháng, bé lại bệnh một lần, thậm chí có đợt thập tử nhất sinh.
Có thời điểm quá mệt mỏi, chị Quỳnh muốn buông xuôi. Thế nhưng, bản năng làm mẹ thôi thúc chị Quỳnh làm tất cả để cứu con. Không được tham gia bốc thăm, chị tìm cách kiếm tiền mua thuốc cho con.
Chị liên hệ với các gia đình người nước ngoài có con mắc bệnh teo cơ tủy sống, để học hỏi kinh nghiệm. Chị được họ chia sẻ cách gây quỹ từ thiện mua thuốc cho con.
“Tôi không thể chấp nhận một ngày nào đó con sẽ rời xa mình. Tôi quyết tâm gây quỹ quyên góp tiền để cứu con.
Vợ chồng tôi bán hết tài sản, nhà cửa được khoảng 4 – 5 tỷ đồng. Một bệnh viện ở Việt Nam có thể nhập thuốc đó về với giá 44 tỷ đồng. Như vậy, tôi cần quyên góp thêm 40 tỷ đồng”, chị Quỳnh cho biết.
Chị Quỳnh chia sẻ câu chuyện của con trai lên mạng xã hội. Không ngờ, nhiều người yêu thương và ủng hộ dù chưa gặp con bao giờ.
Biết con không còn nhiều thời gian, chị quyết định xin nghỉ việc. Chị không thể tiếp tục làm việc khi biết con rất cần mẹ bên cạnh. Chị yêu thương, dành trọn thời gian, cố gắng bù đắp cho con.
Tính đến đầu tháng 7/2024, chị Quỳnh đã quyên góp được 40% số tiền cần có để mua thuốc Zolgensma trị bệnh cho con trai.
Hiện tại, con trai chị Quỳnh được 3 tuổi nhưng không thể đi lại. Tuy nhiên, bé bi bô suốt cả ngày và đặc biệt rất hiểu chuyện. Điều này tiếp thêm thật nhiều động lực cho chị Quỳnh trên hành trình dài phía trước.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa