Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành văn bản số 452/TTg-KSTT ngày 23/5/2023 về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06. Trong đó,ủtướngchỉđạotháogỡcácđiểmnghẽnĐềácúp quốc gia colombia có những vấn đề ảnh hưởng đến lộ trình triển khai Đề án như thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ công, dữ liệu và nguồn lực.
Về thể chế, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung chỉ đạo hoàn thành việc cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến quản lý dân cư theo yêu cầu của Chính phủ tại 19 Nghị quyết chuyên đề.
Khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ, cơ quan ngang bộ. Hiện còn 808 thủ tục hành chính cần phải sửa đổi, bổ sung quy định tại 235 văn bản quy phạm pháp luật. Thời hạn hoàn thành trước tháng 9/2023.
Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương, nghiêm túc rà soát và đề xuất mức phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính theo hướng ưu đãi khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến thuộc ngành, lĩnh vực mình.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan ban hành Thông tư quy định về giảm phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến và trình Chính phủ ban hành quy định mức thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền theo cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Trên cơ sở Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Công an và các cơ quan liên quan rà soát, xác định những văn bản quy phạm pháp luật cần điều chỉnh, tham mưu, đề xuất Chương trình, Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm việc chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang môi trường điện tử. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2023.
Thủ tướng giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 5/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hình thức rút gọn.Trong đó, có cơ chế, chính sách mới về đầu tư, về thuê dịch vụ CNTT cho chuyển đổi số. Thời hạn hoàn thành trong tháng 7/2023.
Bộ TT&TT cũng được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan hoàn hiện Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, Thủ tướng giao Bộ TT&TT xây dựng Nghị định quy định danh mục CSDL quốc gia, việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng CSDL quốc gia, trình Chính phủ ban hành trong tháng 7/2023.
Đồng thời, Bộ TT&TT cũng có nhiệm vụ cập nhật, ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 3.0) trong tháng 9/2023. Đồng thời hướng dẫn, thẩm định chặt chẽ việc xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm phù hợp, đồng bộ với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 3.0).
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ TT&TT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, báo cáo phương án sửa đổi các quy định về đấu thầu để lựa chọn nhà thầu đối với các sản phẩm CNTT có tính chất đặc thù (tài nguyên tri thức, sáng tạo, mới, khó xác định giá thầu, ít nhà cung cấp…). Thời gian hoàn thành trong tháng 9/2023.
Các Bộ, ngành khác cũng có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất phương án thu giá hợp lý theo quy định sản phẩm, dịch vụ khai thác thông tin từ CSDL, hệ thống thông tin do bộ, ngành quản lý theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân để tái đầu tư, duy trì, quản lý, phát triển hệ thống.
Bên cạnh các “điểm nghẽn” về thể chế, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo gỡ nhiều nút thắt khác về hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, dữ liệu, nguồn lực, Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia và nội dung phiên họp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Đề án 06 là hợp phần quan trọng trong tổng thể chương trình Chuyển đổi số quốc gia, là đề án tiền đề mang tính đột phá, với việc lấy CSDL quốc gia về dân cư làm nền tảng cốt lõi, cơ bản để thúc đẩy Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Việc triển khai thành công Đề án này quyết định sự thành công của Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Do đó, Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổ công tác triển khai Đề án 06 quan tâm, chỉ đạo hoàn thành dứt điểm nhiệm vụ, tháo gỡ kịp thời những “điểm nghẽn” nêu trên, thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, bảo đảm thực chất, hiệu quả và bền vững.
Việt Nam xếp cao hơn trung bình thế giới về áp dụng chuyển đổi sốKhảo sát của DBS cho thấy, tỷ lệ các doanh nghiệp Việt áp dụng chiến lược chuyển đổi số nhằm số hóa trải nghiệm người dùng đang cao hơn nhiều nước trên thế giới.