Đại diện Viettel Post cho biết,ệpbưuchínhhỗtrợxâydựngcửahàngsốchonôngdâistanbul bb ngoài quy trình đưa sản phẩm lên sàn, nông dân được hướng dẫn chụp hình, phát trực tiếp (livestream) để tương tác với khách hàng, nhân viên của Viettel Post đến tận vườn hướng dẫn bà con từ khâu thu hoạch, loại bỏ quả hỏng, đến đóng gói trong hộp tiêu chuẩn để sản phẩm tới tay người tiêu dùng được tươi ngon nhất.
Vỏ Sò phấn đấu trở thành sàn thương mại điện tử số 1 về đặc sản Việt Nam, giúp kết nối nhà sản xuất, nông dân với các nhà hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi và người tiêu dùng nội địa lẫn quốc tế, góp phần nâng tầm giá trị nông sản Việt Nam trên thế giới”.
Theo đại diện Vietnam Post: Ưu tiên hàng đầu hiện nay của Vietnam Post là phát triển các “cửa hàng số” cho hộ gia đình trên sàn TMĐT. Dựa trên hệ thống định vị địa chỉ số để xác định nguồn gốc sản phẩm, phát triển tài khoản thanh toán điện tử, qua đó hình thành hệ sinh thái số gồm website bán hàng, ứng dụng bán hàng trên smartphone, cổng truy xuất nguồn gốc thương hiệu… Với cơ sở dữ liệu thông tin về nhà cung cấp, giấy chứng nhận kinh doanh hay chất lượng sản phẩm đầy đủ, minh bạch được lưu trữ trên hệ sinh thái, mỗi sản phẩm nông sản trên sàn đều rõ ràng về thương hiệu, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.
Năm 2022, bên cạnh việc đến từng ngõ, kết nối với từng hộ gia đình để tiếp tục hỗ trợ hơn 2,5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp mở gian hàng trên sàn, Postmart.vn tăng cường các hoạt động truyền thông, marketing để gia tăng lượng đơn hàng, thúc đẩy doanh số của các nhà cung cấp trên sàn.
Postmart.vn và hệ sinh thái số của Vietnam Post cam kết hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp tiếp cận với những thông tin hữu ích về thị trường nông sản; dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản; thông tin thời tiết, mùa vụ; cách thức xây dựng quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận và tác nghiệp trên sàn TMĐT; thúc đẩy đổi mới phương thức mua bán trên sàn TMĐT, nền tảng số…
Postmart.vn cho biết sẽ đưa các ngành hàng như vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, giống cây trồng mới…, kết nối giữa các hộ sản xuất nông nghiệp, nhà cung ứng vật tư, giống cây trồng với nhau; kết nối với nhiều ngân hàng để cung ứng các dịch vụ tín dụng cho nông dân; kết nối, liên kết và đầu tư nghiên cứu công nghệ chế biến nông sản…
Ở góc độ quản lý nhà nước, đại diện Vụ Bưu chính (Bộ TT&TT) cho rằng, các sàn TMĐT phải phối hợp đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số; kết nối, giao nhận và tác nghiệp trên sàn TMĐT cho các hộ sản xuất nông nghiệp; đổi mới phương thức mua bán và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên sàn TMĐT; thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian.
Việc hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử nhằm mục đích kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thêm các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi vào cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian. Ngoài ra, thông qua các sàn TMĐT và nền tảng số cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp như thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân… Lựa chọn đưa lên sàn TMĐT các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, giá cả phù hợp để giới thiệu, cung cấp cho các hộ sản xuất nông nghiệp.
Theo Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cho biết, từ nay đến năm 2025, đơn vị sẽ phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tập trung phối hợp thực hiện tuyên truyền, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm; triển khai chuỗi cung ứng hàng hoá, nông sản nông nghiệp an toàn, chất lượng cao của các hội viên, nông dân; xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất giá trị bền vững gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển lực lượng cộng tác viên, đại lý bán hàng.