Vợ chồng anh Nguyễn Hoàng Anh,ệntìnhcảmđộngcủahuấnluyệnviênđiểntraivàhoakhôingồixelăbxh uefa nations league 41 tuổi, huấn luyện viên bơi lội cho người khuyết tật tại TP.HCM đang sinh sống trong căn nhà nhỏ ở ấp 5, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Hơn 15 năm qua, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng vợ chồng anh luôn tràn ngập tiếng cười hạnh phúc.
Anh luôn dành tình yêu, sự trân trọng và nguyện suốt đời ở bên chăm sóc vợ. Còn chị Nguyễn Thị Minh Lý, 39 tuổi thì thấy hạnh phúc, biết ơn và may mắn khi được làm vợ anh.
Mới đây, khi tham gia chương trình Mảnh ghép hoàn hảo, nhớ lại những kỷ niệm mà mình đã trải qua, nước mắt vợ chồng họ rưng rưng vì hạnh phúc.
Hơn 15 năm qua, câu nói anh luôn nói với vợ là: "Minh Lý, em ở đây chờ anh". |
Chị Minh Lý sinh ra là đứa trẻ lành lặn ở huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Bất hạnh ập đến với chị vào năm 3 tuổi. Năm đó, do biến chứng của cơn sốt kéo dài khiến chị bị liệt hai chân. Nhưng với nghị lực phi thường, chị đã vượt qua số phận, trở thành một vận động viên bơi lội đoạt 38 huy chương vàng ở các giải đấu trong nước và quốc tế. Không chỉ vậy, chị còn được mệnh danh là “hoa khôi” trên đường đua xanh vì gương mặt xinh đẹp, tính tình hiền dịu.
Năm 2005, anh Hoàng Anh đưa đội bơi lội Cần Thơ lên TP.HCM thi đấu thì gặp chị Minh Lý. Vừa nhìn thấy cô gái ngồi xe lăn, khuôn mặt xinh đẹp, vóc dáng nhỏ nhắn, biểu hiện yếu đuối anh âm thầm để ý. Chị Minh Lý cũng phải lòng anh huấn luyện viên bơi lội quê Cần Thơ trong lần gặp đầu, nhưng tự ti với hoàn cảnh của mình, chị chỉ biết chôn chặt trong tim.
Rồi một cách tình cờ, anh Hoàng Anh có được số điện thoại của cô bạn gái mới gặp. Nói chuyện với nhau qua điện thoại được một tuần, anh thổ lộ tình cảm.
Chị Minh Lý cho biết, chị thấy hạnh phúc, biết ơn khi được làm vợ anh Hoàng Anh. |
Vì không muốn người khác khổ vì mình, chị quyết định từ chối tình cảm của anh, từ chối những cuộc điện thoại liên tục đến từ anh. Chị không ngờ rằng, ngay đêm mình nói lời từ chối, anh Hoàng Anh chạy xe máy từ Cần Thơ lên Sài Gòn gặp chị trực tiếp. 3 giờ sáng hôm đó, anh đứng trước cửa nhà chị nói: “Anh sẵn lòng về thưa với mẹ xin cưới em làm vợ”.
Nhìn người bạn đứng trước cửa nhà mình, mặt bơ phờ vì chạy xe đường dài, chị Minh Lý rất cảm động, chấp nhận yêu anh. Tuy nhiên, tình yêu của họ ban đầu không được hai gia đình chấp nhận.
Đó là ngày chị đưa anh về nhà chơi. Nhìn thấy chàng thanh niên khỏe mạnh, cao lớn, bố chị Minh Lý sợ anh đùa giỡn tình yêu với con gái nên ông không chấp nhận. Mẹ chị thì ra điều kiện: “Nếu cậu muốn đến với con gái tôi thì phải ra mắt cha mẹ hai bên và hỏi cưới luôn”.
Hiện vợ chồng chị Minh Lý đã có hơn 15 năm hạnh phúc bên nhau. |
Mẹ anh Hoàng Anh cũng không chấp nhận con trai lấy một người vợ khuyết tật, vì sợ con trai sau này sẽ vất vả. Người mẹ ấy cho con trai quy nghĩ một tháng về những gì mình sẽ phải đối mặt sau này. Nhưng chỉ một tuần, anh nói với mẹ: “Con sẽ chấp nhận hết mọi vất vả. Con xin mẹ cho con cưới cô ấy”.
Cuối cùng, sự quyết tâm của anh chị đã thuyết phục được cha mẹ hai bên. Họ làm đám cưới chỉ sau hai tuần quen biết.
Chị Minh Lý kể, hôm nhà trai qua nhà gái xem mắt, mẹ anh nghẹn ngào khóc với con dâu. Bà nói với chị: “Mẹ không biết phải làm thế nào cả. Nếu không chấp nhận thì tội nghiệp con, nếu chập nhận thì tội nghiệp mẹ”. Ánh mắt nhìn mẹ chồng bằng sự biết ơn, chị nói: “Nếu mẹ đồng ý cho con và anh cưới nhau, tức là mẹ đã sinh con ra lần nữa, cho con có cơ hội được làm vợ, làm mẹ”.
Còn anh Hoàng Anh luôn thương, dành tình yêu trọn vẹn cho vợ. |
Đến nay, họ đã cưới nhau hơn 15 năm, có với nhau 2 mặt con nhưng anh chưa từng to tiếng với vợ, chưa bao giờ để vợ khổ.
Người vợ quê Tiền Giang cho biết, lúc ở với ba mẹ chị phải tự lo liệu, tự chật vật di chuyển trên đôi chân bại liệt. Nhưng từ khi ở với chồng, anh chưa bao giờ để vợ phải tự đi một lần nào. Chị muốn đi đâu, di chuyển trong nhà, lên xuống xe lăn, cầu thang cũng được anh bế.
Một lần anh bị bệnh nặng nhưng chị không không vào bệnh viện chăm anh được. Nằm viện một tuần, anh bảo nhớ vợ muốn gặp. Anh nhờ em trai về chở chị đến bệnh viện. Vì không có xe lăn nên chị không thể vào tận phòng bệnh với chồng được, vậy là anh xách chai nước biển ra ngoài cổng gặp vợ.
Nhìn chồng di chuyển mệt mỏi ra gặp vợ, nước mặt chị rưng rưng. "Lúc đó, tôi chỉ ước, bao nhiêu bệnh cứ để tôi bệnh hết thay anh", chị nói, nước mắt rơi vì không thể chăm sóc lúc chồng đau ốm trong bệnh viện.
Hiện vợ chồng họ mở mái ấm tình thương, giúp đỡ những phận đời bất hạnh. |
Anh Hoàng Anh cho biết, mười mấy năm sống bên nhau, không ít lần chị Minh Lý thấy mặc cảm tự ti vì bản thân là người khuyết tật. Có lần, chị còn nói với chồng, nếu anh gặp và yêu một người phụ nữ tốt hơn, dù sẽ buồn nhưng chị sẽ không oán hận anh bất cứ điều gì.
Để được vợ yên tâm về tình yêu của mình, mười mấy năm qua, anh luôn là người chủ động làm hòa khi hai vợ chồng giận nhau. Khi chị đi đâu, làm gì anh cũng đi theo bế, hỗ trợ. Và câu quen thuộc anh luôn nói với vợ là: "Minh Lý, em ở đây chờ anh".
Bất chấp định kiến cùng sự ngăn cản của gia đình, anh Maina và người vợ có chiều cao trên 2m đã vượt qua tất cả, hạnh phúc về chung nhà.