Nếu cuộc chiến thương mại mà Mỹ đang phát động nhằm kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc,ếntranhthươngmạicủaôngTrumpkhócảnnổiTrungQuốbóng đá châu á hôm nay thì có lẽ đã quá muộn. Bởi cho dù kết quả các căng thẳng này có ra sao, Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển theo quỹ đạo hiện tại, tờ SCMP nhận định. Và đây là những lý do:
Đầu tiên, Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao trong năng lực phát triển công nghệ. Nước này đã chuyển từ kẻ bắt chước thành người cải cách, trở thành nước đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực như năng lượng mặt trời, thanh toán di động và đường sắt cao tốc.
Ông Kai-Fu Lee, cựu chủ tịch Tập đoàn Google Trung Quốc và là chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tin rằng, Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một nhà lãnh đạo toàn thế giới về mảng AI và có thể vượt qua Mỹ. Ngoài ra, ông này cho biết công nghệ 5G chỉ là một trong một số những công nghệ quan trọng mà Washington đã tụt lại phía sau Bắc Kinh do những sai lầm về chính sách.
Mỹ khó có thể ngăn cản được sự phát triển của Trung Quốc. Ảnh: SCMP |
Bằng cách quyết định chống lại một tiêu chuẩn viễn thông duy nhất, Mỹ đã chia nhỏ nền công nghiệp viễn thông, và hiện kết quả là nước này không có ứng cử viên nào cho mạng 5G. Siêu máy tính nhanh nhất, kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất và việc hạ cánh đầu tiên lên vùng tối trên mặt trăng là những minh chứng rõ ràng nhất cho trình độ khoa học công nghệ của Trung Quốc.
Thứ hai, quy mô của thị trường nội địa Trung Quốc đã cung cấp những lợi thế quan trọng khi cần tới sự đổi mới. Cụ thể, Trung Quốc có thị trường công nghệ tài chính (Fintech) lớn nhất thế giới, khi mà việc thanh toán bằng kỹ thuật số của nước này lớn hơn Mỹ gấp 50 lần. Trong đó, ba công ty Internet lớn nhất của nước này là Baidu, Alibaba và Tencent đều đang đầu tư vào việc học trên máy tính và AI.
Trung Quốc là thị trường thanh toán bằng kỹ thuật số lớn nhất thế giới. Ảnh: Futurism |
Cần biết rằng AI được xây dựng trên dữ liệu lớn, và nhờ có số lượng người dùng Internet khổng lồ, nên Trung Quốc đã bắt kịp Mỹ với một tốc độ không ngờ. Quy mô lớn của kinh tế cho phép các công ty Trung Quốc thu hồi chi phí nghiên cứu phát triển được nhanh hơn. Đồng thời chuyển thành lợi thế cạnh tranh về chi phí so với các đối thủ, đặc biệt là trong những lĩnh vực cần tới đầu tư lớn như đường sắt cao tốc, các nhà máy điện hạt nhân, pin mặt trời, turbin điện, xe điện và máy bay không người lái.
Lợi thế của Trung Quốc không chỉ là lao động chi phí thấp, mà còn là đội ngũ kỹ thuật viên và kỹ sư lành nghề với quy mô khổng lồ có thể biến các bản thiết kế thành nguyên mẫu, đôi khi chỉ mất tầm vài ngày.
Những ngành công nghiệp tới năm 2025 Trung Quốc sẽ giảm phụ thuộc vào nhập khẩu bằng cách tự sản xuất. Ảnh: SCMP |
Tuy nhiên, không có gì độc đáo hay duy nhất về mô hình phát triển của Trung Quốc. Nước này về cơ bản đang nhân rộng các đặc điểm chính sách của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore trong những giai đoạn phát triển trước đó, khi nhà nước định hướng nền kinh tế và kiểm soát các lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, viễn thông, thép và năng lượng.
Mô hình do nhà nước lãnh đạo này cũng được thực hiện bởi Mỹ, Anh, Pháp và Đức, trong thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, như nhà kinh tế học của Đại học Cambridge Ha-Joon Chang từng chỉ ra. Cụ thể trong những năm 1930, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đã thực hiện các chính sách tương tự để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ hoặc chính quyền Pháp lúc đó đã gia tăng quyền sở hữu và can thiệp của mình trong các lĩnh vực công nghiệp chính cho đến tận ngày nay.
Thứ ba, sự trỗi dậy của Trung Quốc, cũng được hỗ trợ bởi truyền thống hóa, một yếu tố thường bị các nhà kinh tế bỏ qua. Nếu Anh là một quốc gia bị cho là chi phối bởi các chủ cửa hàng, thì Trung Quốc là một đất nước của các doanh nhân.
Ý thức kinh doanh của người Trung Quốc từ lâu đã thu hút sự chú ý của người châu Âu. Ví dụ, nhà nhân chủng học và thám hiểm người Mỹ David P. Barrows đánh giá cao “sự nhạy bén của người Trung Quốc đối với buôn bán và thậm chí cả sự thờ ơ của họ đối với khó khăn và các nguy hiểm, điều này khiến người Trung Quốc gần như trở thành một nhân tố thống trị mỗi khi các rào cản chính trị không thể ngăn cản họ”.
Ngoài ra, văn hóa Trung Quốc cũng chứa đầy những câu châm ngôn khuyến khích việc học tập và lao động chăm chỉ. Truyền thống giáo dục và văn hóa này chia sẻ và thấm nhuần qua nhiều thế hệ. Đó là nguyên nhân vì sao những người công nhân nước này có thể làm việc tới 12 giờ/ngày với những công việc có phần nhàm chán và lặp đi lặp lại như sửa chữa quần áo hay lắp ráp linh kiện.
Thậm chí để vượt qua đối thủ, một số công ty còn thực hiện chế độ làm việc 996 (từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày/tuần), một chủ đề đã gây ra nhiều tranh luận trong cộng đồng nước này thời gian gần đây.
Người giàu nhất Malaysia, ông Robert Kuok từng gọi người Trung Quốc là “những con kiến làm kinh tế tuyệt vời nhất trên Trái Đất”, và chính những thành công của họ thu hút cả sự ngưỡng mộ lẫn ghen tị và giận dữ từ các nước khác. Tờ SCMP nhận định, những chính sách thuế quan và sự chèn ép mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện có thể thành công trong việc trì hoãn Trung Quốc, nhưng không thể phát hỏng sự phát triển của nước này.
Tuấn Trần