Vụ cổng trường đổ đè chết 3 học sinh ở Lào Cai, chủ đầu tư là ai?_tỷ lệ tỷ số
Trao đổi với VietNamNet,ụcổngtrườngđổđèchếthọcsinhởLàoCaichủđầutưlàtỷ lệ tỷ số ông Nguyễn Văn Hạnh, Chủ tịch UBND xã Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn, Lào Cai) cho biết, cổng trường ở điểm Bản Phung (Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng) vừa bị đổ sập khiến 3 học sinh tử vong hôm 7/9 được xây dựng từ nguồn tiền xã hội hóa, chứ không phải từ nguồn ngân sách nhà nước.
“Khi làm tuyến đường Quý Xa - Tằng Loỏng, đơn vị thi công phải dỡ đi một phòng học bằng gỗ của trường do người dân trong xã đóng góp xây dựng nên và một số cây trồng. Sau đó đơn vị này có đền bù cho nhà trường một ít tiền”.
Cổng trường Tiểu học Khánh Yên Thượng ở bản Phung đổ đè 3 học sinh tử vong. |
Tuy nhiên, khi đó, do Trường Tiểu học xã Khánh Yên Thượng không có tài khoản ngân hàng nên đơn vị thi công đã chuyển tạm vào tài khoản của Trường Mầm non Khánh Yên Thượng. Khi đó, Trường Tiểu học số 2 xã Khánh Yên Thượng (giờ sáp nhập lại thành Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng) do cô Đinh Thu Mai làm hiệu trưởng (hiện nay đã nghỉ hưu).
“Nhưng sau này, 2 hiệu trưởng của 2 trường tiểu học và mầm non không thống nhất được với nhau về đơn vị sẽ đứng ra thực hiện xây dựng cổng nên đề nghị chuyển số tiền vào tài khoản của phòng GD-ĐT huyện. Nhưng phòng GD-ĐT nói rằng đó là số tiền từ tài sản xã hội hóa nên chuyển vào tài khoản của UBND xã để xã đứng ra làm chủ đầu tư xây dựng giúp cho trường”, ông Hạnh kể.
Cổng trường đổ đè 3 học sinh tử vong được xây từ tiền xã hội hóa, do UBND xã làm chủ đầu tư |
Ông Hạnh cho hay, thời điểm đó ông vừa mới nhận nhiệm vụ Chủ tịch UBND xã Khánh Yên Thượng được vài tháng.
“Lúc đó các trường chuyển tiền sang cho xã làm chủ đầu tư giúp. Sau khi báo cáo với phòng GD-ĐT, tập thể UBND xã họp bàn và thống nhất nhận giúp trường số tiền đó để thực hiện xây dựng cổng. Số tiền và quy trình thực hiện thì theo hồ sơ không có gì sai. Song giờ mọi việc như thế nào sẽ do bên cơ quan công an điều tra kết luận”, ông Hạnh nói.
Cổng trường được xây dựng từ ngày làm tuyến đường Quý Xa - Tằng Loỏng, từ năm 2016. |
Theo ông Hạnh, khi đó, hồ sơ, bản vẽ thiết kế “đều thuê tư vấn làm chứ không phải mình tự làm được. Đơn vị thi công như thế nào, quyết toán ra làm sao đầy đủ theo quy định”.
Ông Hạnh cho hay, theo bản vẽ thiết kế ban đầu cổng trường cũng không có phần giằng sắt mà hiểu nôm na như 2 trụ đỡ phần biển bằng sắt bên trên. “Có thể hình dung là 2 cái cột đứng để giữ biển “Điểm trường Bản Phung”, ông Hạnh nói.
|
Theo thiết kế, việc xây dựng bằng cách đào 2 hố và xây gạch và vữa lên. “Theo bản vẽ chung như thế nào thì chúng tôi không biết nhưng tư vấn họ khảo sát như thế thì phải dựa theo quy định chung. Nếu như các điểm trường tạm, các phân hiệu thì đều như thế chứ không chỉ mỗi điểm trường này”, ông Hạnh nói.
“Họ tư vấn, khảo sát, thiết kế cho mình chứ có phải chúng tôi tự làm được đâu. Chúng tôi chỉ đứng ra làm hộ trường. Nhiều người không hiểu, nói chúng tôi ăn bớt vật liệu. Trước đây khi chưa có điều kiện thì có thể các trường đặt rồi chôn 2 cây gỗ và đặt biển lên trên, chứ cũng có phải bê tông cốt thép gì đâu. Mặt khác, cái cổng đó đáng bao nhiêu tiền đâu”.
Ông Hạnh cho biết, đơn vị tư vấn, khảo sát và thiết kế cho UBND xã khi đó là Công ty CP Tư vấn xây dựng Hùng Mạnh ở TP. Lào Cai.
Thanh Hùng
Nén nỗi đau mất con, người cha nói lời gan ruột về chuyện cổng trường
"Nếu cột cổng có khoảng 2 thanh sắt, có thể mọi chuyện đã khác", ông bố người Mông nói và mong rằng cổng trường đổ đè con mình tử vong cần được làm lại thật vững chắc để đảm bảo an toàn cho những đứa trẻ ở bản Phung.