Ngày 24/10,ệpViệtnângcaoyêucầutuyểndụngvớinhânsựkèo bong da tv VietnamWorks inTECH, thương hiệu việc làm và tuyển dụng ngành CNTT, trực thuộc Navigos Group đã công bố “Báo cáo thực trạng và xu hướng tuyển dụng ngành CNTT năm 2023”.
Được thực hiện từ khảo sát ý kiến của hơn 1.500 người tham gia, gồm ứng viên CNTT và đại diện các doanh nghiệp tại Việt Nam, báo cáo nhằm mang đến góc nhìn đa chiều để doanh nghiệp và người lao động tham khảo về thực trạng nhân lực hiện nay cùng nhu cầu nhu cầu tuyển dụng - tìm việc.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, TP.HCM và Hà Nội là 2 thành phố lớn tập trung nhiều cơ hội việc làm nên bị tác động nhiều nhất. TP.HCM có tỉ lệ cắt giảm nhân sự cao nhất, với tỷ lệ 22,2%; Hà Nội có tỷ lệ cắt giảm nhân sự thấp hơn, nhưng thay vào đó, các doanh nghiệp tại Hà Nội thường chọn cắt giảm lương, tiền thưởng hoặc phúc lợi khác.
Xét về mô hình kinh doanh, nhóm doanh nghiệp có sản phẩm - dịch vụ không thuộc ngành công nghệ có số lượng nhân sự CNTT không nhiều so với doanh nghiệp là công ty công nghệ hoặc Outsource/Consulting (hỗ trợ gia công các dự án công nghệ cho khách hàng), vì thế nhân sự CNTT ở nhóm này có tỷ lệ ổn định cao nhất (76,4%). Trong khi đó, 2 nhóm còn lại chịu ảnh hưởng cao hơn, với tỷ lệ nhân sự bị ảnh hưởng lên đến 42%.
Những công ty có quy mô nhân sự dưới 100 người có tỉ lệ cắt giảm nhân sự cao. Doanh nghiệp có số nhân viên từ 1.000 đến dưới 3.000 có tỉ lệ nhân sự ổn định nhất (76,5%). Tuy nhiên, các công ty trên 3.000 nhân sự có tỷ lệ giảm lương, tiền thưởng hoặc phúc lợi khác khá cao (16,7%).
Trong báo cáo mới công bố, Navigos Group cũng thông tin về nhu cầu, thách thức và mục tiêu tuyển dụng ngành CNTT trong giai đoạn tiếp theo.
Theo đó, khảo sát cho thấy, trong giai đoạn cuối năm 2023 đến năm 2024, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi làn sóng sa thải, song các doanh nghiệp tại các thành phố vẫn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự CNTT trong thời gian tiếp theo, cụ thể là khoảng từ 10 đến 30 lao động, trong đó Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất (53,3%).
Đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm công nghệ và doanh nghiệp có sản phẩm - dịch vụ không thuộc ngành công nghệ dự kiến có xu hướng tuyển dụng ổn định, chủ yếu vào khoảng dưới 30 nhân sự CNTT. Ngược lại, do tính chất công việc, doanh nghiệp CNTT Outsource/Consulting có xu hướng tuyển nhân sự liên tục theo từng dự án với số lượng nhiều hơn trong khoảng từ 50 - 100 người.
Mặt khác, các chuyên gia Navigos Group cũng cho biết, suy thoái kinh tế đã buộc các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, giảm ngân sách dành cho hoạt động tuyển dụng; thế nhưng, nhiều thiếu hụt nhân sự CNTT chất lượng cao vẫn là thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp.
Product Owner/Product Manager, Full-stack Developer và DevOps Engineer là 3 vị trí hàng đầu mà các doanh nghiệp đánh giá là khó để tìm ra ứng viên phù hợp. Ngoài ra, khi được hỏi về các cấp bậc khó tuyển dụng, 89,9% doanh nghiệp cho biết là khó tìm ứng viên ở những vị trí cấp cao trở lên.
Đáng chú ý, theo kết quả khảo sát với các ứng viên, 25,7% nhân sự CNTT gặp khó khăn khi tìm việc vì “Không có nhiều vị trí để ứng tuyển”, nguyên nhân tiếp theo sau là “Tỷ lệ chọi ứng viên cao”, cũng như do sự chênh lệch giữa nhu cầu của doanh nghiệp và kinh nghiệm của ứng viên.
Đưa ra dự báo về mục tiêu tuyển dụng nhân sự CNTT của các doanh nghiệp tại Việt Nam thời gian tới, chuyên gia Navigos Group cho hay, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào chất lượng tuyển dụng nhiều hơn, có yêu cầu khắt khe hơn, ưu tiên các ứng viên đa nhiệm, có thể đảm nhận nhiều công việc và có kinh nghiệm cao.
23,5% các doanh nghiệp cho biết sẽ tập trung vào việc duy trì đội ngũ nhân tài hiện có, tiếp đến là xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong cộng đồng công nghệ. Bên cạnh đó, có 15,2% nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên việc mở rộng khối nhân sự CNTT.
Với các nhân sự CNTT, sau làn sóng cắt giảm, họ đã có phần bớt khắt khe và chủ động hơn trong quá trình tìm kiếm công việc. Ông Cái Đăng Sơn, Giám đốc bộ phận phát triển sản phẩm và kỹ thuật, Navigos Group chia sẻ, thời điểm hiện nay, người lao động ngành CNTT cũng có những thay đổi rõ rệt trong hành vi tìm việc.
Cụ thể, lao động có ý định chuyển việc sẽ cân nhắc hơn trong quyết định, và mong muốn tìm được một công ty ổn định. Bên cạnh đó, các ứng viên đang tìm việc mới cũng có xu hướng lựa chọn công ty ít biến động bằng cách hạ thấp sự kỳ vọng về mức lương, phúc lợi, và môi trường làm việc. Ngoài ra, các lao động CNTT còn chủ động tìm kiếm trau dồi kỹ năng để đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, có đến 42,4% ứng viên hiện đang tìm kiếm công việc mới và 23,7% có ý định chuyển việc trong trong 12 tháng tiếp theo, nhưng vẫn trong lĩnh vực công nghệ. Các ứng viên ngành CNTT chủ yếu tìm việc trên các trang mạng xã hội và các website tuyển dụng trực tuyến.
Người lao động cũng cho biết họ sẽ tiếp tục trau dồi thêm các kỹ năng/chuyên môn và đặc biệt quan tâm đến công nghệ mới hoặc ngôn ngữ lập trình mới. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu của ứng viên CNTT, chiếm 37,6%.
ánh Tuyết và nhóm PV, BTV