Đây là thông tin được ông Cotton viết trong bức thư gửi tới Quốc hội Mỹ hồi tháng Một. Trong thư,ướngMỹhélộđiềubấtngờvềsốlượngbệphóngtênlửacủaTrungQuốkq vdqg y ông Cotton cho biết, tính tới tháng 10/2022, số bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) cố định và di động trên bộ của Trung Quốc đã "nhiều hơn bệ phóng ICBM của Mỹ".
Tuy nhiên, ông Cotton nhấn mạnh Mỹ hiện có số lượng ICBM và đầu đạn hạt nhân nhiều hơn Trung Quốc.
CNN đưa tin, thông cáo chung được các lãnh đạo đảng Cộng hòa tại hai ủy ban quân vụ của Quốc hội Mỹ công bố hôm 7/2 đã gọi lá thư của ông Cotton là "lời cảnh tỉnh đối với Mỹ".
"Chương trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc đang diễn biến nhanh hơn những gì mọi người nghĩ. Chúng ta không được lãng phí thời gian trong việc điều chỉnh thế trận lực lượng hạt nhân để răn đe cả Nga và Trung Quốc. Điều này có nghĩa là cần cả số lượng nhiều hơn và các năng lực mới", thông cáo viết.
Mặc dù Mỹ có kho vũ khí hạt nhân lớn hơn Trung Quốc, nhưng những nỗ lực hiện đại hóa và tăng cường năng lực hạt nhân của Bắc Kinh đã khiến giới lập pháp Mỹ lo ngại, cũng như thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ.
ICBM là yếu tố chính trong bộ ba hạt nhân của Mỹ bao gồm các hệ thống vận tải hạt nhân trên đất liền, trên không và trên biển. Theo Bộ Quốc phòng, ICBM được phân bổ trên 400 “ống phóng cứng dưới lòng đất” với 50 ống phóng "được giữ trong tình trạng ấm".
Kho vũ khí của Mỹ còn có hơn chục tàu ngầm có khả năng phóng tên lửa đạn đạo, và một phi đội máy bay ném bom mang đầu đạn hạt nhân.
Kho đầu đạn hạt nhân của Mỹ hiện vượt xa so với Trung Quốc. Như vào năm 2022, Mỹ có hơn 5.000 đầu đạn hạt nhân, và Trung Quốc là hơn 400.
Tuy nhiên, bản báo cáo được Lầu Năm Góc công bố vào tháng 11/2022 cho biết Trung Quốc đang xây dựng kho hạt nhân với tốc độ ngày càng nhanh, và Bắc Kinh có thể sở hữu khoảng 1.500 đầu đạn hạt nhân vào năm 2035.
Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ - Ấn Độ hợp tác về vũ khí, trí tuệ nhân tạoNhà Trắng dự kiến khởi động một sáng kiến hợp tác mới với Ấn Độ nhằm giúp hai nước này cạnh tranh với Trung Quốc về thiết bị quân sự, chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).