Chia sẻ về tương lai của ngành logistics trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại diễn đàn “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Được và Mất” vừa tổ chức tại Hà Nội,áchãngvậntảitruyềnthốngsẽphảirunsợtrướcmôhìnhlogisticsgiốket qua bd y ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam nhận định ngành logistics nói chung sẽ đi theo hướng xã hội hóa, do đại đa số người dân tham gia với sự tác động của công nghệ.
Logistics trong nội đô, liên tỉnh, nếu vận dụng tốt và xã hội hóa phương tiện thì 95% nhu cầu vận chuyển hàng hóa cơ bản đều có thể đáp ứng được từ chính nguồn lực nội tại đang có từ người dân.
“Ví dụ về việc chuyển bưu kiện, một người trên đường đi làm có thể cho hàng hóa lên xe và trên cung đường đi làm đó có thể giao cho khách. Như thế họ sẽ có thêm thu nhập đồng thời giải quyết giao đơn hàng nhanh chóng hơn rất nhiều so với các công ty truyền thống có nhiều đơn hàng phức tạp”, ông Đặng Việt Dũng chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT lấy ví dụ từ hãng Amazon (Mỹ). Trước đây hãng này thực hiện hình thức vận tải theo công thức truyền thống, nhưng sau do áp dụng tư tưởng của Uber nên đã rút ngắn được thời gian giao vận xuống chỉ còn 4 tiếng đồng hồ.
“Với phương thức mới cho phép mọi người đều có thể tham gia, lực lượng lao động mới trong lĩnh vực logistics sẽ rất khác lực lượng cũ trước đây”, ông Bình nhận định.
Trong thực tế, thời gian qua Amazon đã đưa vào sử dụng loại hình giao hàng mới thông qua ứng dụng tương tự như Uber. Mỗi khi có một gói hàng cần giao, những thành viên dùng ứng dụng gần đó sẽ thấy và nếu có ý định muốn “giao giúp” Amazon để kiếm thêm thu nhập sẽ đến chỗ nhận hàng và giao đến chỗ người nhận. Hoạt động này tương tự như mô hình taxi của Uber.