Trắng đêm vì đau đớn
Cậu bé Đặng Thanh Trực (SN 2009 ở thôn Tân Dân 1,ôngcótiềnđiềutrịmẹnghèokiếmthuốcláduytrìsựsốtỷ lệ 88 xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) mắc ung thư máu hơn 1 năm nay, hiện đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc.
Suốt khoảng thời gian đó, Thanh Trực đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn để giành giật sự sống. Những cơn đau thấu xương hành hạ cả ngày lẫn đêm, đến mức cả nhà gần như thức trắng vì tiếng gào thét đau đớn của con.
Cậu bé Đặng Thanh Trực mắc ung thư máu |
Sau 3 lần nhập, xuất viện, bác sĩ mới phát hiện ra bệnh ung thư máu quái ác. Lúc chị Nguyễn Thị Thanh Hà cầm tờ giấy chuyển viện cho con vào Sài Gòn, chị cũng chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Thời gian chăm con ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, chứng kiến nhiều trường hợp tương tự, nói chuyện với những người cùng cảnh ngộ, chị mới biết tính mạng của con mình nguy kịch thế nào.
“Lúc bác sĩ chuyển viện nói bệnh ác tính, tôi cũng có hiểu gì đâu. Cứ nghĩ vào Sài Gòn có điều kiện tốt hơn, điều trị dăm bữa nửa tháng là con khỏi. Nào ngờ vào đây, thấy có mẹ chăm con dăm ba năm vẫn chưa được xuất viện. Nghe vậy tôi buồn lắm, lâu dài vậy nhà tôi lấy tiền đâu mà chữa”, chị Hà nói.
Từ ngày nhập viện, Trực đã trải qua nhiều đợt truyền thuốc, mỗi đợt là một lần khó khăn cho cả hai mẹ con. Người chăm thì vất vả ngày đêm để canh thuốc, giữ không để con sốt quá cao. Còn bé được ví như “chết đi sống lại”, cả ngày chẳng ăn nổi chén cơm, mồm miệng lở loét.
Tuy nhiên, sau mỗi lần truyền thuốc, bé như được hồi sinh, cảm thấy nhẹ nhõm trong người, ăn được ngủ được. Có điều thời gian khoẻ chưa được bao lâu thì lại đến đợt thuốc mới.
Thời gian nằm viện quá dài, chịu nhiều đau đớn, có lúc cậu bé tâm sự với mẹ rằng: “Con nhớ lớp, nhớ nhà hay mẹ xin bác sĩ cho con về nhà uống thuốc. Con ở viện lâu thế này, mẹ có tiền chữa bệnh cho con không?”.
Đứa trẻ trải qua nhiều lần truyền thuốc đau đến mức "thập tử nhất sinh" |
Cha mẹ thất nghiệp, tính mạng con chưa biết ra sao
Hơn 1 năm theo con sống trong bệnh viện, hai mẹ con chị Hà rất ít khi được về nhà. Mọi việc nhà, kiếm tiền đều phó mặc cho anh Đặng Phúc Tâm, cha bé Trực. Trước kia hai vợ chồng đi làm cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Từ khi bé Trực bị bệnh, gia đình bắt đầu lâm vào cảnh khốn đốn.
Đồng lương làm hồ còm cõi của anh Tâm không đủ trang trải hết các khoản trong nhà, thuốc men. Họ phải trông cậy vào sự trợ giúp từ người thân, tiền vay mượn để giữ mạng sống cho con. Thời gian chữa bệnh quá dài, số nợ tăng dần lên tới cả trăm triệu đồng chưa biết khi nào trả được.
Vừa qua Thanh Trực được bác sĩ cho về nhà nghỉ 1 tuần, đúng vào lúc dịch bùng phát, anh Tâm thất nghiệp. Ngày hẹn nhập viện trở lại đã trễ khá lâu nhưng họ vẫn không có tiền đưa con quay lại. Ở nhà ai mách gì chị làm đó chỉ mong con được khỏe, khi thì chị hái lá đu đủ, khi thì kiếm những lá cây quanh nhà nấu cho con uống.
Con suy kiệt nhưng cha mẹ lại hết khả năng xoay sở tiền chữa bệnh |
“Giờ tôi biết phải làm sao, thôi thì cứ ai chỉ gì làm nấy đỡ được chút nào hay chút ấy. Vợ chồng thất nghiệp, dịch dã tiền ăn còn khó nói gì tới tiền chữa bệnh cho con. Tiền bạc biết hỏi ai lúc này, người nào cũng thất nghiệp cả. Chúng tôi đã vay mượn khá nhiều cả trăm triệu chứ có ít đâu. Nhiều lúc nghĩ thương con mà chỉ biết khóc”, chị Hà tâm sự.
Theo ông Võ Văn Xông (trưởng thôn Tân Dân 1 xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh), gia đình chị Hà, anh Tâm đang gặp khó khăn về kinh tế. Ở địa phương họ làm nghề tự do, vợ trước làm mây tre, chồng làm thuê kiếm sống. Vừa cất được căn nhà chưa lâu thì con ngã bệnh. Họ không có đất đai canh tác, gặp lúc con bệnh, dịch Covid-19 nên vô cùng khó khăn. Ông Xông cũng ngỏ lời mong cộng đồng giúp cho bé Trực sớm có tiền trở lại bệnh viện chữa bệnh.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: