Ở thôn Xuân Tự 1,ôngcótiềnmuasữangườimẹtâmthầnkhổsởchẳngdámgặkeo giai ma xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, ai cũng biết chị Trần Thị Sương. Người đàn bà năm nay mới 30 tuổi nhưng khổ sở trong cuộc đời chị thì nhiều lắm.
Chị Trần Thị Sương mắc bệnh tâm thần bẩm sinh. |
Giấy chứng nhận khuyết tật trí tuệ của chị Trần Thị Sương. |
Chị Sương là con gái đầu trong gia đình có 3 con, dưới chị còn 2 em trai. Chị mắc bệnh tâm thần từ nhỏ, không may cha mẹ sớm qua đời, 3 chị em lớn lên trong những ngày gian khó. Nhờ có họ hàng, xóm giềng cưu mang, cho ăn uống đến lúc có thể tự đi làm kiếm sống. Dù vậy, do trí tuệ kém, nhiều khi chị Sương bữa đói bữa no. Có những đợt phát bệnh, chị đi lang thang ngoài đường suốt ngày đêm, may nhờ các em và người dân khu xóm tìm về.
Thế rồi, hơn 20 tuổi, chị Sương cũng lấy chồng. Gọi là lấy chồng, nhưng thực tế chị cứ vậy về ở cùng chứ chẳng đăng ký kết hôn. Vợ chồng chị có với nhau 2 mặt con. Đứa lớn đã 5 tuổi, đứa nhỏ mới 2 tuổi. Bệnh của chị phát bất chợt. Có những đợt đang nuôi con nhỏ, chị bỏ nhà đi lang thang khiến đứa nhỏ đói sữa mẹ khóc ngặt. Nhiều lần như vậy, chồng chị không đi tìm về nữa.
Một người hàng xóm sát vách nhà cũ của cha mẹ chị, cũng là người thân của gia đình chị chia sẻ: “Chúng tôi cũng chẳng thể trách được chồng bé Sương. Hồi đầu mới cưới về, họ cũng đưa con bé đi chữa bệnh, nhưng không được. Về sau, nó bỏ đi nhiều quá, người ta mới nản mà không tìm nữa”.
Sau khi căn nhà quây bằng cót bị đổ, mảnh đất của chị vẫn trống trơn. |
Chị Sương về lại xóm cũ. Nay ở tạm nhà này, mai ở nhà khác. Tinh thần chị thất thường, em trai cũng chẳng dám cưu mang. Phần vì nhà cửa chật chội, phần vì đang nuôi con nhỏ, sợ điều bất trắc. Có những hôm phải nằm bờ bụi, người cậu của chị thương tình, cắt cho một mảnh đất nho nhỏ, quây căn nhà bằng cót để chị có chỗ chui ra chui vào. Thế nhưng, sau khi căn nhà cót bị bão đánh sụp, chị Sương lại tiếp tục những ngày lang thang, ai cho ở nhờ thì ở.
Chị Trần Thị Cúc Lan, một người chị họ hàng xa, cũng là người thường xuyên giúp đỡ cho chị Sương cho hay, thấy số phận chị Sương khổ, mọi người dân xung quanh đều thương xót, giúp đỡ. Nhiều khi đi biển thì dắt chị đi cùng để kiếm miếng ăn. Tuy nhiên, ở miền quê nghèo, những gia đình khác cũng chẳng khá giả là mấy, rồi những khi chị Sương phát bệnh, mọi người cũng chẳng thể nào quản hết.
Ở xóm, ai cũng biết chị Cúc Lan (trái) là bạn tâm giao của chị Sương. Mọi việc từ lớn đến bé, chị Sương đều phải cậy nhờ chị Lan giúp đỡ. |
Mặc dù tinh thần không minh mẫn, nhưng chị Sương vẫn là một người mẹ. Tiền bán cá sau mỗi lần đi biển, chị dành tiền mua sữa và mướn xe để đi thăm 2 con. Thế nhưng, gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh, mọi người không dám dắt chị đi biển cùng. Đã nhiều tháng nay, chị chưa được nhìn thấy mặt con.
“Đi thăm con là phải có tiền mua sữa, rồi còn tiền mướn xe ôm cả đi và về hết 120 nghìn nữa. Không có tiền nên lâu rồi tôi không dám đi thăm”, chị Sương ngắc ngớ.
Những người dân trong xóm đều mong có Mạnh Thường Quân giúp chị Sương dựng một căn nhà nho nhỏ, để chị không còn phải đi ở nhờ, hay lang thang ngoài đường những ngày nắng nóng, gió mưa. Ai cũng thương cho số phận của chị, người đàn bà tâm thần bất hạnh.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: