‘Khắc tinh’ chặn đường tấn công của UAV trong xung đột ở Ukraine, Israel _ty le bong da truc tuyen
Trực thăng tấn công trang bị pháo vốn được thiết kế để tấn công các mục tiêu dưới mặt đất như xe bọc thép. Song hiện tại,ắctinhchặnđườngtấncôngcủaUAVtrongxungđộtởUkraineIsrael ty le bong da truc tuyen chúng được sử dụng để chống lại UAV.
"Việc sử dụng trực thăng tấn công để chống lại UAV là giải pháp tạm thời, và sẽ trở nên lỗi thời một khi UAV được sử dụng theo bầy đàn và có khả năng tự kiểm soát, trong khi đây là năng lực cả Iran và Nga đều đang phát triển", Business Insider dẫn lời ông Nicholas Heras, một chuyên gia an ninh tại Viện nghiên cứu New Lines tại Washington.
Trên thực tế, xung đột ở Ukraine và Israel đều ghi nhận các trận giao tranh giữa trực thăng và UAV. Cụ thể, một trực thăng tấn công AH-64 Apache của Israel từng dùng pháo để bắn hạ UAV của nhóm vũ trang Hezbollah. Tương tự, các trực thăng chiến đấu Mi-24V Hind của Ukraine cũng đang săn lùng UAV Shahed của Nga bằng pháo 12,7mm. Ngoài ra, phi hành đoàn trên các trực thăng Mi-8 Hip của Ukraine còn bắn hạ UAV Nga bằng súng máy.
"Nhờ khả năng linh hoạt, trực thăng có thể được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phòng không khi cần thiết, mặc dù đây không phải là vai trò chính của chúng. Các trực thăng Apache của Israel từng nhiều lần được dùng để đánh chặn UAV thù địch phóng từ Lebanon và Syria", chuyên gia quốc phòng Federico Borsari tại Trung tâm Phân tích chính sách châu Âu nhận định.
Thậm chí, một số trực thăng có thể mang theo tên lửa không đối không nhằm mở rộng phạm vi tấn công so với pháo hoặc súng máy.
Ở Ukraine, một quốc gia rộng lớn hơn so với Israel, trực thăng là phương tiện bảo vệ không phận khỏi loạt tấn công từ UAV.
"Với tốc độ bay chậm và tầm thấp của UAV Shahed Nga, trực thăng Ukraine có thể dễ dàng truy đuổi và tiêu diệt. Tuy nhiên, việc sử dụng trực thăng trong vai trò này vẫn chưa phải là tối ưu, bởi một phần gây rủi ro đối với máy bay và phi hành đoàn”, ông Borsari nói.
Cũng theo ông, pháo và súng máy rẻ hơn nhiều so với tên lửa không đối không, nhưng chúng không thể thay thế độ chính xác và tầm bắn của tên lửa. Nói cách khác, trực thăng là "phương án cuối cùng" được dùng để tiêu diệt UAV.
"Khi so sánh, trực thăng rẻ hơn nhiều so với chiến đấu cơ, và súng máy hạng nặng trang bị trên trực thăng cũng rẻ hơn nhiều so với tên lửa không đối không. Song điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại mối đe dọa như UAV bay tốc độ cao hay bay chậm. Ngoài ra, máy bay chiến đấu còn có thể tiếp cận mục tiêu nhanh hơn nhiều so với trực thăng”, ông Borsari nói thêm.