- Các nữ sinh trong quá trình học đại học có ít bạn thân hơn các nam sinh (47,ênhiệnđạiÍtbạnthânthiếutráchnhiệmxãhộfreiburg đấu với union berlin6% so với 61,4%). Đồng thời, sinh viên hiện nay có ít bạn thân hơn so với giai đoạn trước.
Đó là một trong những kết quả đáng chú ý trong đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề giá trị trong lối sống của sinh viên hiện nay do nhóm giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) thực hiện.
Nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng thay đổi bạn bè ở các môi trường học khác nhau. Có tới hơn một nửa (56.1%) sinh viên được hỏi cho rằng ở bậc đại học sinh viên ít bạn thân hơn. Các mối quan hệ này của họ cũng không vô tư như thời học phổ thông.
Theo đó, các nữ sinh trong quá trình học đại học có ít bạn thân hơn các nam sinh (61,4% so với 47,6%). Đồng thời, sinh viên hiện nay có ít bạn thân hơn so với giai đoạn trước.
Cũng theo kết quả nghiên cứu này, có 1/3 số sinh viên được hỏi cho rằng họ dè dặt hơn khi lựa chọn bạn chơi ở môi trường học tập, sinh hoạt mới.
Môi trường đại học thường có những nhóm sinh viên chơi riêng dựa trên những vấn đề quan tâm chung hay cũng như dựa trên yếu tố được phát triển từ thời học phổ thông: nhóm sở thích (hợp tính nết nhau) hoặc nhóm được dựa trên yếu tố địa lý (ở gần nhà nhau, nhóm đồng hương).
Ảnh minh họa |
"Sinh viên luôn đề cao ý nghĩa và vai trò của gia đình trong cuộc sống của mình. Đây là cách nhìn có xu hướng tích cực về định hướng giá trị của giới trẻ hiện nay", TS. Lưu Minh Văn, Phó Chủ nhiệm Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, chủ trì nhóm nghiên cứu cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá chung về giá trị, lối sống; giá trị về tình bạn, tình yêu; quan hệ cá nhân và quan hệ gia đình; học tập và công việc; giới trẻ và cuộc sống cộng đồng; hoạt động giải trí; tôn giáo và định hướng chính trị. Từ đó, đánh giá chung về ý nghĩa của định hướng giá trị trong đời sống của sinh viên hiện nay.
"Nghiên cứu của chúng tôi hướng đến nhìn nhận giá trị giới trẻ trong nhận thức chung của đời sống xã hội và trong những biểu hiện khác nhau của đời sống giới trẻ trong gia đình, nhà trường và xã hội từ chính quan điểm trải nghiệm của học sinh, sinh viên”, TS. Lưu Minh Văn cho biết thêm.
Coi trọng gia đình nhưng ít quan tâm tới xã hội
Một nhận định đáng lưu ý từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên là sinh viên hiện đại đề cao ý nghĩa của gia đình, công việc, mối quan hệ bạn bè hơn là ý nghĩa của việc thể hiện trách nhiệm xã hội, tập thể và phục vụ người khác.
Ảnh minh họa |
TS. Lưu Minh Văn giải thích thêm: “Đây là một trong những phát hiện cho thấy xu hướng cá nhân hóa và tập trung vào cá nhân đang diễn ra trong định hướng về mặt giá trị của sinh viên. Các đánh giá về mức độ ý nghĩa của các hoạt động liên quan đến giải trí, tôn giáo, định hướng chính trị cũng chỉ được sinh viên nhận diện ở mức độ bình thường".
Trong khảo sát của nhóm nghiên cứu, phản hồi của nữ sinh tích cực hơn nam sinh trên tất cả các khía cạnh nói trên.
Sinh viên tốt nghiệp đánh giá cao hơn về mức ý nghĩa của các giá trị gia đình, bạn bè, công việc, phục vụ người khác, trong khi sinh viên đang đi học lại trọng hơn các vấn đề tôn giáo, chính trị và thời gian rảnh rỗi.
Mặc dù có tính định hướng cá nhân như vậy nhưng sinh viên vẫn đặt ý nghĩa cao của gia đình trong các quan điểm riêng của mình.
“Đây là cách nhìn có xu hướng tích cực về định hướng giá trị của giới trẻ hiện nay. Giới trẻ luôn có tiềm ẩn những giá trị, trách nhiệm xã hội và cần có cơ hội, khả năng và có các hình thức khơi các giá trị này phù hợp về mặt bối cảnh.
Điều quan trọng trong thời điểm hiện nay và những năm tiếp theo là các nhà quản lý, các tổ chức đoàn thể cần biết khơi nguồn và tạo điều kiện để giới trẻ thể hiện trách nhiệm này ra trong thực tiễn cuộc sống của bản thân họ.
Đồng thời các tổ chức cũng có thể xác định vai trò của sinh viên, thanh niên rõ hơn trong cuộc sống hiện nay”, TS. Lưu Minh Văn nhận định.
PV