Pakse là tỉnhlỵ của Champasak - một vùng đất yên bình ngay điểm giao nhau của dòng Mê-kôngvà sông Sedone. Thiên nhiên hùng vĩ càng tô điểm cho Pakse những cảnh đẹp hữutình. Bình minh Pakse,ýsựẤntượtrực tiếp bóng đá bet88 trông từ xa như một bức tranh thủy mặc, làm xao lòngkhách phương xa...
>> Champasak ký sự: Ngược dòng Mê-kông
>> Một thoáng Chămpasắc
>> Video clip Ngược dòng Mê-kông
>> Video clip Ấn tượng Pakse
Nhật ký buổibình minh
Huyện Pakse có 66.000 dân. Từ thời Pháp thuộc nơi đây đã trởthành trung tâm của miền Nam nước Lào. Ngày nay, các tòa nhà cổ kính kiểu Phápvẫn còn nguyên vẹn và dễ dàng nhìn thấy bên bờ sông Sedone. Từ Pakse theo đường13 và đại lộ Đông - Tây là đi qua Thái Lan và các tỉnh Nam Lào: Salavan,Sekong, Attapeu.
Pakse sơn thủyhữu tình
6 giờ sáng ngày thứ 2 trên đất bạn, chúng tôi đón xe sám lộdạo quanh Pakse. Xe sám lộ chức năng giống xe ôm, xe thồ ở Việt Nam nhưng kháclà xe có 3 bánh, được chế thêm một chỗ ngồi riêng cho du khách, có dù che phíatrên khá đẹp, bởi thế nhìn giống như các vị quan thời phong kiến ngồi lọng. 8 giờsáng hàng quán mới bắt đầu mở cửa. Xabaidi - hai bàn tay chắp lên phía trước,những cô gái Lào trong quán cà phê bình dân tươi cười mà chúng tôi hiểu là họđang chào các bạn Việt Nam. Cà phê đá nhé! Cô gái hình như hiểu tiếng Việt gậtđầu đi vào. Lát sau trên bàn đã có 4 ly cà phê to như ly bia vại ở nước ta. Càphê ở đây nhạt, uống no bụng chứ không có vị đắng. Bia Lào thì đáng nói hơn,được chế biến từ gạo nếp, có vị như bia tươi Hà Nội. Mới uống thì có cảm giácrất thơm, nhưng du khách uống khoảng 3 chai là có thể say “bò càng” vì độ cồnkhá nặng. Một ly cà phê có giá 15.000 Kíp, tương đương 40.000 đồng; bia Lào mộtchai có giá 10.000 Kíp bằng 26.000 đồng. So với Việt Nam, giá cả mắc hơn nhiều.Thú vị là bia lại rẻ hơn cà phê, có lẽ người Lào ít uống bia hơn các nước khác.
Thưởng thức càphê sáng ở Pakse
Một hoạt động thường thấy ở Pakse là sau một ngày làm việc,người dân đều thư giãn, ăn uống dọc bờ sông Mê-kông. Dân địa phương hội tụ ởđây trong các hàng quán nhỏ dùng bia Lào và tận hưởng thức ăn tươi sống từ dòngMê-kông. Cá ở sông này nổi tiếng, gồm các loại như rô-phi, cá lăng... Con nàocũng to, bự như bắp chân người, ăn rất ngon và giá cũng rẻ.
Pakse yên bình và thơ mộng. Nổi bật nhất ở trung tâm thịtrấn có lẽ là khách sạn Champasak Palace, trước đây là cung điện của Jao BoonOum - vị vua cuối cùng của Nam Lào. Cung điện được xây dựng năm 1969 và đãkhông được hoàn thành khi vị vua này rời Lào tị nạn sang Pháp năm 1975. Kháchsạn Champasak nhiều tầng, đứng ở đây có thể nhìn bao quát cả Pakse và được biếtđến với tên gọi “cung điện thiên sảnh” và thực tế nó có đến 1.900 cửa và cửasổ.
Pakse, thị trấn bên bờ sông đầy ấn tượng. Một vùng đất đượcthiên nhiên ưu đãi. Trong tương lai, nếu biết phát huy, nơi đây sẽ là điểm dulịch sinh thái tuyệt vời.
Thắm tình hữunghị
Sau gần 3 giờ đồng hồ dạo quanh Pakse, 9 giờ sáng, đoànchúng tôi gặp gỡ, làm việc và giao lưu với tỉnh bạn. Tiếp chúng tôi ngay tạitiền sảnh tòa nhà hành chính tỉnh, các đồng chí đại diện lãnh đạo tỉnhChampasak không giấu nổi niềm vui thắm thiết. Buổi làm việc diễn ra trong tìnhđoàn kết hữu nghị và thắm đượm nghĩa tình. Đoàn chúng tôi vui mừng khi biếttình hình kinh tế Champasak đang ngày phát triển mạnh mẽ. Là tỉnh có nền kinhtế đứng thứ 2 trong 17 tỉnh của đất nước Lào, chỉ đứng sau thủ đô Viêng-chăn.Đồng chí Boun Thong Divixay, Phó Tỉnh trưởng Champasak, người đã có 10 năm theohọc tại Hà Nội và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế. Ông tự hào nhắclại mối quan hệ mật thiết Việt - Lào mà Bác Hồ và Chủ tịch Caysone Phomvihan đãdày công vun đắp bằng những câu thơ “Việt - Lào hai nước chúng ta; tình sâu hơnnước Hồng Hà, Cửu Long”. Và “Cho dù núi có thể lở, sông có thể cạn nhưng tìnhđoàn kết Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững...”.
Vâng! Trong lịch sử thế giới hiếm thấy mối quan hệ nào keosơn như quan hệ Việt - Lào. Mối quan hệ kề vai sát cánh, cùng chung một chiếnhào, chung một kẻ thù xâm lược. Ở Champasak những ký ức về một thời máu lửa,một thời bộ đội Việt Nam và bộ đội Pathet Lào tham gia chiến dịch giải phóngcao nguyên Bôlôven vẫn còn in sâu trong lòng người. Cao nguyên Bôlôven cáchPakse khoảng 50km về phía nam, thuộc huyện Pasong. Đồng chí KhamchanhSengsavang, Phó Giám đốc Sở Bưu chính - Viễn thông và Truyền thông tỉnhChampasak là người trực tiếp tham gia chiến dịch giải phóng Bôlôven từ năm1969-1972. Ông kể, bộ đội Việt Nam anh dũng xuất phát từ tỉnh Kon-tum Việt Nambăng qua miền Trung Lào chiến đấu ác liệt giải phóng Bôlôven vào năm 1972. Đồngchí Khamchanh Sengsavang cũng từng tham gia các chiến dịch ở đường 9 Quảng Trị.Đến bây giờ, hình ảnh bộ đội Việt Nam dũng cảm, thân thiện vẫn luôn hiện vềtrong ký ức một thời oanh liệt của ông.
Pakse khá sầmuất nhưng vắng người 10 giờ, đoàn chúng tôi ghé thăm các cơ quan báo chí, truyềnthông Champasak. Đồng nghiệp gặp nhau, dù là lần đầu nhưng gần như không cókhoảng cách, gần gũi và thân thiện ngay cái bắt tay đầu tiên. Chúng tôi rất ấntượng với anh Thaobon, Phó Giám đốc Đài Truyền hình Champasak và anh Khamsi,Phó Chánh Văn phòng Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch. Hai anh còn trẻ, đều họcđại học tại Việt Nam nên nói tiếng Việt rất thạo. Thaobon cho biết, nền báo chícủa tỉnh anh chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu phát triển, thiếu thốn cả nhân lựcvà phương tiện. Được biết, trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương cũng đã hỗ trợtiền giúp tỉnh bạn trang bị phương tiện hoạt động báo chí. Mặc dù còn nhiều khókhăn về vật chất, song chúng tôi cảm nhận những nhà báo trẻ nơi đây tràn đầynhiệt huyết. Có lẽ, ở đâu cũng vậy, nhiệt huyết, xông xáo là tính cách khôngthể thiếu của người làm báo.
Pakse đang là mùa mưa nhưng trời vẫn trong xanh, hơi nước từdòng Mê-kông, Sedone tỏa lên cùng với bóng mát dưới tán cây rừng phủ xuống cànglàm cho khí trời êm dịu, thanh bình. 3 giờ chiều, đoàn chúng tôi hành trìnhthăm những vườn cây cao su của Công ty TNHH Cổ phần phát triển cao su Dầu Tiếng- Việt Lào. Đường vào nông trường xen giữa những lô cao su thẳng tắp, phủ quanhcác triền núi tạo nên một màu xanh thẳm đến vô cùng. Cao su sắp đến thời kỳ chomủ. Những em gái Lào trong trang phục công nhân đứng bẽn lẽn bên những hàngcây, miệng nở nụ cười tin tưởng vào tương lai.
6 giờ tối, chúng tôi tạm biệt công ty cao su về dự tiệcchiêu đãi của các bạn Lào để hòa cùng điệu nhảy lâm-vông đắm say. Giống nhưđiệu nhảy sạp của đồng bào Tây Bắc bộ, điệu dân ca ở miền Trung Việt Nam...Lâm-vông là nét văn hóa truyền thống đặc trưng của đất nước triệu voi. Dưới ánhđèn màu rực rỡ, nam thanh, nữ tú với những kiểu váy đẹp, những xixarong đa sắcmàu, họ đu đưa theo tiếng nhạc cổ truyền làm ngất ngây du khách. Bản tính hiềnlành, nếp sống chan hòa cộng với điệu lâm-vông nhịp nhàng càng làm cho conngười nước bạn thật dễ gần và dễ mến lắm thay.
KIẾN GIANG
Bài 3:Saphaikang mời gọi!