Cô gái 30 tuổi quê Thái Nguyên là con thứ hai trong một gia đình khá giả,àyđượckhóccủahơnngườitrẻviettel vs slna có ba chị em gái. Cô tin rằng gia đình mình bắt đầu tan vỡ vào thời điểm cô chào đời.
"Tôi ra đời khiến cả nhà khổ sở vì không phải là con trai như kỳ vọng của bố. Ông mang toàn bộ những thất vọng, giận dữ đổ lên đầu mọi người", Linh kể. "Cách đây 7 năm, bố tôi đã có con trai riêng với người đàn bà khác nên bố mẹ đã ly thân".
Tuổi thơ của cô là chuỗi ngày chứng kiến mẹ vật vã đau khổ, đánh ghen vì người bố "thay người tình như thay áo". Cũng vì ám ảnh phải có con trai của bố, ba chị em Linh được nuôi dạy trong môi trường vô cùng khắc nghiệt. Là con gái nhưng cả ba đứa con luôn được kỳ vọng tài giỏi, nối nghiệp gia đình. Làm bất cứ việc gì, họ cũng bị so sánh với anh trai nhà bác cả.
"Câu nói gây tổn thương nhất của bố là: 'Tao có ba đứa con gái, một đứa chết cũng không sao'", cô gái Thái Nguyên kể trong nước mắt.
Khánh Linh đã phấn đấu hết mình để khẳng định bản thân. Thực tế, Linh cũng thành công trong kinh doanh mảng chăm sóc sức khỏe, song cũng vì lao vào kiếm tiền và đã đẩy mối quan hệ của cô và chồng ra xa.
"Tôi không tin có đàn ông chung thủy. Chồng lại rất đào hoa, nên tôi luôn muốn kiểm soát anh ấy, khiến cuộc hôn nhân ngột ngạt", cô chia sẻ.
Ngày 23/11, Khánh Linh đã vượt 100 km xuống Hà Nội để cùng với hơn 100 người trẻ từ các tỉnh thành khác tham gia "Ngày hội an lạc" do tiến sĩ tâm lý Lê Nguyên Phương, ĐH Bang California (Mỹ) khởi xướng.
Đây là lần thứ hai Ngày hội an lạcđược tổ chức, sau sự kiện ở TP HCM hồi tháng 7, thu hút gần 100 người trẻ.