Cao Bằng tích cực chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục_soi keo bd y

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Cao Bằng tích cực chuyển đổi số (CĐS),ằngtíchcựcchuyểnđổisốđểnângcaochấtlượnggiáodụsoi keo bd y ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, giảng dạy, học tập, dần thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập truyền thống sang phương pháp giảng dạy tích cực.

Hôm 10/10 vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hà Quảng tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số ngành giáo dục năm học 2023 - 2024.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, thống nhất triển khai chọn lọc một số phần mềm, đề ra giải pháp và phương hướng triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành giáo dục của huyện bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Năm học 2023 - 2024, toàn huyện Hà Quảng có 70 trường đã triển khai nhiều phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học và kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, một số đơn vị còn ngại triển khai các phần mềm ứng dụng vào công tác quản lý, soạn bài giảng.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng, năm học 2022 - 2023, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh ứng dụng một số phần mềm để phục vụ công việc, kết quả này một phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh. 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng phần mềm quản lý, điều hành văn bản trong công tác chỉ đạo, điều hành với Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh qua IOffice; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nội bộ, chuyên ngành được vận hành và sử dụng hiệu quả như: email công vụ, phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, công tác tổ chức, quản lý học sinh, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài sản... Triển khai dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên triển khai dịch vụ trực tuyến về xét tuyển học sinh đầu cấp mức độ 3, 4.

caobang.png
Giai đoạn 2021 - 2025, Sở GD&ĐT và Viettel Cao Bằng thống nhất cùng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng đến chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT, phục vụ công tác quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học cũng như đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong toàn ngành GD&ĐT, đáp ứng các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về dữ liệu và kết nối; đồng bộ các hệ thống quản lý, quản trị từ cấp trường lên cấp phòng, Sở GD&ĐT và kết nối dữ liệu về Bộ GD&ĐT.

Nhằm đồng bộ hóa dữ liệu từ cơ sở giáo dục đến các cơ quan quản lý giáo dục, sử dụng phần mềm chung có thể kết nối với cơ sở dữ liệu ngành để quản trị nhà trường; ứng dụng CNTT và CĐS trong GD&ĐT giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 toàn diện với phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục, ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng đang thực hiện dự án số hóa sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp của người học đã tốt nghiệp từ năm 1990 đến nay nhằm quản trị tốt dữ liệu, phục vụ các công việc liên quan đến quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Hoà An