Theôngtắcgiúpđànôngchủđộngtrákqbd chau ao Telegraph, nhà sáng chế và cũng là một thợ mộc người Đức, Clemens Bimek, đã phát minh ra thiết bị siêu nhỏ có tên Bimek SLV. Thiết bị được gắn trên đường ống dẫn tinh từ tinh hoàn tới dương vật của đàn ông. Bimek SLV có dạng như một chiếc van bật/tắt sẽ giúp chặn lại hoặc cho qua dòng tinh trùng được phóng ra khi người đàn ông có ý định xuất tinh.
Ý tưởng về một thiết bị như vậy đã được Clemens Bimek ấp ủ từ cách đây 20 năm khi ông xem một bộ phim tài liệu về biện pháp tránh thai. Bimek tự hỏi liệu chúng ta có thể kiểm soát dòng tinh trùng phóng ra thông qua một chiếc van đơn giản? Suy nghĩ này nhanh chóng trở thành động lực nghiên cứu giúp Bimek được cấp bằng sáng chế, tạo ra nguyên mẫu thử nghiệm lâm sàng và chỉ chờ ngày thương mại hóa chính thức.
"Nhiều bác sỹ tôi tư vấn cho họ cho rằng, tôi không nghiêm túc. Nhưng có một số người đã khuyến khích tôi tiếp tục mày mò và đóng góp chuyên môn giúp đỡ tôi", Bimex cho tờ Telegraph biết.
Hiện tại đã có hơn 25 tình nguyện viên được cấy ghép thử nghiệm thiết bị bắt đầu từ năm nay. Thiết bị này có chiều dài 18 mm và nặng chỉ khoảng 2 gram. Quá trình phẫu thuật gắn thiết bị khá đơn giản và kéo dài chỉ chưa đầy 30 phút. Chi phí ước tính cho mỗi ca phẫu thuật Bimek SLV rơi vào khoảng 5.460 USD (khoảng 122 triệu đồng).
Thiết bị có một công tắc gạt lên xuống có thể cảm nhận ở phần da bìu giúp đàn ông dễ dàng tác động bật/tắt khi cần thiết. Khi công tắc đóng, Bimek SLV sẽ ngăn chặn dòng chảy của các tế bào tinh trùng và cơ thể sẽ hấp thụ trở lại chúng. Khi mở ra, dòng tinh trùng sẽ phóng ra như bình thường. Ngoài ra thiết bị có có một chốt an toàn đóng vai trò đảm bảo người dùng không vô tình gạt nút công tắc.
Theo Mashable, Bimek SLV được làm từ PEEK Optima, một dạng vật liệu sinh học thường để cấy ghép vào sọ và răng người. Các bộ phận khác như ốc vít và lò xo sẽ được làm bằng hợp kim kim loại không từ tính, đảm bảo tối đa an toàn cho cơ thể người.
Một điều cần lưu ý là Bimek SLV sẽ được cấy ghép ở trạng thái mở. Một khi van bị đóng lại vẫn sẽ có các tế bào tinh trùng trong tinh dịch được phóng ra trong vòng 3 tháng tương đương khoảng 30 lần xuất tinh thông thường. Do đó công ty khuyến cáo rằng, những người đàn ông được cấy ghép Bimek SLV sẽ phải trải qua quá trình phân tích tinh trùng với các bác sỹ tiết niệu trước khi mở công tắc lại.
Hartwig Bauer, một nhà khoa học nghiên cứu đường tiết liệu thực hiện ca phẫu thuật nói rằng, chiếc van này sẽ tốt hơn so với phương pháp thắt ống dẫn tinh hiện nay. Bởi lẽ phương pháp thắt ống dẫn tinh thường để lại di chứng mất kiểm soát hoạt động phóng tinh cho người đàn ông sau khi gỡ bỏ nút thắt. Ước tính có 1/3 số bệnh nhân thực hiện các ca thắt ống dẫn tinh đều gặp phải tình trạng này.
Bên cạnh những quan điểm tán thành vẫn còn nhiều bác sỹ bày tỏ quan ngại về công nghệ mới. Wolfgang Bühmann, phát ngôn viên của Hiệp hội tiết liệu Đức cho biết: "Đánh giá theo quan điểm của tôi là van cấy có thể gây ra sẹo cho đường ống dẫn tinh".
Theo quan điểm của Bühmann, vết sẹo sẽ ngăn chặn tinh trùng phóng ra ngay cả khi mở cửa van. Chưa kể, ông cũng cảnh báo van có thể bị đông lại do tinh trùng ứ nghẹt nếu như để công tắc đóng quá lâu.
Hiện tại, Bimek SLV vẫn chưa chính thức được phê duyệt để thương mại hoá. Nếu quá trình thử nghiệm lâm sàng đạt kết quả tốt và nhận được chấp thuận của các tổ chức chuyên trách, công ty sản xuất hy vọng sẽ sớm thương mại hóa thiết bị này trên thị trường vào năm 2018.
Video giới thiệu về thiết bị tránh thai mới Bimek SLV