Chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến "Tủ thuốc gia đình: Lá chắn bệnh tật mùa bão lũ" trên báo Dân trí ngày 30/9,ủthuốcgiađìnhcầncónhữnggìđặcbiệtkhibãolũxảkèo chinh.com PGS.TS.DS Nguyễn Tuấn Dũng, nguyên Trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng, Khoa Dược, Đại học Y Dược TPHCM, cho biết, trong mùa mưa lũ, trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh nền là những đối tượng nhạy cảm nhất.
Về trẻ em, trong điều kiện thời tiết cực đoan này dễ mắc nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp và bệnh đường tiêu hóa.
Tủ thuốc di động là những thuốc có thể có thể dùng ứng phó ngay với các bệnh về da, dị ứng, viêm mũi, bệnh hô hấp, tiêu hóa, sốt...
Với các bệnh đường tiêu hóa, người dân cần chuẩn bị thuốc điện giải. Trong mùa lũ lụt thì người dân dễ bị rối loạn điện giải do dinh dưỡng kém, thêm vào đó, những người bị tiêu chảy thì việc bù điện giải lại càng quan trọng. Thiếu điện giải khiến người mệt mỏi suy yếu. Vì mất điện giải là mất nước cho cơ thể.
Dù vậy, bổ sung điện giải cần đúng cách, thứ nhất pha đúng tỷ lệ cho cơ thể, thứ hai là uống thật chậm, uống nhanh có thể gây nôn. Khi uống đã nôn, là người ta sợ, từ chối uống lại. Vì thế, hãy uống chậm, uống ít một để thuốc thẩm thấu vào đường ruột.
Bên cạnh đó là các thuốc bôi ngoài da. Với em bé càng nhỏ da càng mỏng và rất dễ tổn thương, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ đang bú mẹ. Vì thế, Dược sĩ Dũng lưu ý khi chọn thuốc, chúng ta cần lưu ý thuốc ngấm qua da trẻ rất nhanh và nhiều. Do đó, khi bôi trên da diện rộng có thể thuốc vào trong máu nhiều hơn bình thường.
Ví dụ, corticoid khi bôi ở diện hẹp thì không quá đáng ngại nhưng nếu bôi một loại đậm đặc, nguy cơ thấm qua da cao và bôi ở vùng da nhạy cảm thì cần đặc biệt lưu ý.
"Có một số thuốc chống chỉ định bôi cho trẻ sơ sinh hoặc các vùng chuyên biệt nên chúng ta cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nếu dùng thuốc bôi không được, thì với trẻ con đôi khi dùng đường toàn thân. Ví dụ với các trẻ sơ sinh có nhiễm trùng trên da rất nhỏ nhưng lại vào máu rất nhanh nên chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ", Dược sĩ Dũng phân tích.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, các nhóm thuốc khác cũng cần chuẩn bị là thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc ho….
"Bình thường mỗi gia đình nên có một tủ thuốc để xử lý các tình huống có thể xảy ra. Khi mưa lũ, lụt lội thì tủ thuốc lại càng cần thiết, vì khi lụt lội nếu cần dùng thuốc, việc đi đến hiệu thuốc rất khó, thêm nữa lúc này có rất nhiều bệnh dịch xảy ra vì vậy tủ thuốc gia đình cực kỳ có lợi", BS Dũng phân tích.
Lưu ý điều khi sử dụng thuốc
Dược sĩ Dũng lưu ý vấn đề bảo quản thuốc. Theo đó, 3 khắc tinh của thuốc là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Chúng ta bọc thuốc trong túi sẫm màu nhiều lớp để hơi ẩm không xuyên qua, không đặt thuốc ở nơi có nhiệt độ cao như bếp ăn, hay chỗ nhiều ánh sáng.
Nếu độ ẩm không khắc phục được thì chúng ta khắc phục nhiệt độ và ánh sáng.
Tương tự, nếu bảo quản đúng điều kiện thì mùa mưa lũ không làm giảm chất lượng oxy già và cồn. Oxy già khi thoa lên vết thương thì phản ứng giữa chất hữu cơ và oxy già mới sinh ra oxy. Do đó khi không có chất hữu cơ thì không ảnh hưởng đến oxy già.
Về sử dụng cồn sát khuẩn nên dùng cồn 70 độ để đảm bảo khả năng sát trùng hiệu quả nhất.
"Kháng sinh ngày nay có tình trạng kháng thuốc rất nhiều. Lỗi này đến từ nhiều phía, từ kê đơn, bác sĩ, dược sĩ và bản thân bệnh nhân. Nhiều gia đình có thói quen thuốc của người này lại dùng cho người khác. Không chiếc áo nào mặc vừa với mọi người.
Ngay cả cùng một bệnh nhân lần tái khám sau bác sĩ đã có thể kê đơn khác. Việc dùng chung thuốc, dùng lại thuốc cũ không qua kê đơn như vậy sẽ dẫn đến kháng kháng sinh, thứ hai độc tính rất cao", Dược sĩ Dũng phân tích.
Chẳng hạn, thuốc không dùng cho người suy gan, suy thận, người cho con bú mà lại đưa sử dụng cho những đối tượng này thì lại rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, BS Dũng cũng lưu ý thêm viêm họng bình thường không có lũ thì đại bộ phận do virus. Chúng ta cứ bị viêm họng là dùng kháng sinh, đây là phương pháp điều trị sai. 80% viêm họng do virus nên 10 lần viêm họng thì chỉ 2 lần cần dùng kháng sinh.
Do đó, ở mùa lũ mà vừa mới đau họng một tí, tôi nghĩ nên dùng các biện pháp chữa triệu chứng thông thường như: Súc miệng nước muối, hạ sốt, giảm ho. Đầu tiên hãy làm những phương pháp đó sau đó đi khám thì bác sĩ sẽ xác định được căn nguyên gây bệnh và chỉ định điều trị phù hợp.
Dược sĩ Dũng cũng nhấn mạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt sao cho an toàn. Chẳng hạn, paracetamol rất hiệu quả nhưng lại rất độc cho gan. Do đó, khi sử dụng cần tuân thủ đúng liều lượng, cùng với đó theo dõi sát những vấn đề liên quan đến gan để phát hiện kịp thời.
Thứ 2 là thuốc ibuprofen, có thể tác động xấu đến dạ dày, thận và tim. Vì vậy cần theo dõi các vấn đề liên quan những cơ quan này. Cần chú ý thuốc này không được sử dụng khi bệnh nhân bị sốt xuất huyết.
Chung quan điểm, BS Dũng cho biết, việc chuẩn bị các thuốc là cần thiết nhưng không nên quá nhiều, nhiều quá dễ bị nhầm. Để sát khuẩn, chúng ta có thể sử dụng nước muối sinh lý có thể sát trùng, betadine, hoặc một số thuốc mỡ chỉ để sát trùng ngoài da.
Tuy nhiên, ông lưu ý chúng ta luôn luôn phải đọc tờ hướng dẫn các thuốc bôi ngoài da có dùng được lứa tuổi nhỏ không.
Ông cũng cho biết thêm, có 2 nhóm thuốc chính với trẻ bị ho, sốt là thuốc chữa sốt và ho. Sốt có 2 loại là paracetamol và ibuprofen, chúng ta uống theo hướng dẫn.
Thuốc ho thì có 2 nhóm: Thuốc ho thảo dược, rất nhiều, rất quý và thứ 2 là thuốc ho Tây y. Chúng ta nên sử dụng nhóm thảo dược trước, đại bộ phận thuốc ho thảo dược tương đối an toàn, nhìn hướng dẫn sử dụng cho độ tuổi nào, liều lượng.
Với thuốc ho Tây y, quy định có thể tự dùng nhưng cũng phải hết sức cẩn thận, vì thuộc theo nhóm tuổi, trước khi dùng thì nên hỏi qua ý kiến bác sĩ, dược sĩ.