Chính quyền điện tử: Các thành phần cơ bản đang được hình thành_keo ty so
Sở Thông tin và Truyền thông được UBND tỉnh giao phối hợp với các sở,ínhquyềnđiệntửCácthànhphầncơbảnđangđượchìnhthàkeo ty so ngành, địa phương tổ chức triển khai nhiều chương trình, dự án, hoạt động CNTT, để cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử.
Việc triển khai bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan, các thành phần cơ bản phục vụ cho chính quyền điện tử đang dần được hình thành. Đáng chú ý là hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc ứng dụng CNTT tại cơ quan hành chính các cấp đã được đầu tư hoàn thiện; mạng truyền số liệu chuyên dùng đã phủ đến cấp xã; 100% cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống mạng nội bộ. Phần mềm quản lý văn bản được triển khai, sử dụng rộng rãi trong các cơ quan Nhà nước, có chức năng liên thông từ cấp tỉnh tới cấp xã và đã kết nối với trục liên thông văn bản điện tử của chính phủ. Hệ thống hội nghịtruyền hình trực tuyến đã phủ đến các xã, có thể thực hiện đồng thời 3 cuộc họp trực tuyến. Hệ thống thư điện tử công vụ hoạt động với trên 6.900 hộp thư; 94% cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hộp thư công vụ cho công việc.
Hiện nay, các trang thiết bị bảo đảm an toàn thông tin được đầu tư theo hướng chuyên dụng, hiện đại. Hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã trang bị các giải pháp an toàn thông tin. Tỉnh đã thành lập đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; xây dựng thí điểm mạng mô hình an toàn thông tin 4 lớp (mức độ cao); kết nối hệ thống báo cáo trực tuyến trung tâm giám sát an toàn thông tin của tỉnh đến trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Cổng thông tin điện tử của tỉnh được xây dựng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu truy cập của người dân, doanh nghiệp, là kênh thông tin chính thức của chính quyền tỉnh Bình Dương với hơn 1 triệu lượt truy cập/năm. Nhiều năm liền, cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp hạng nằm trong top đầu danh sách 63 tỉnh, thành phố đáp ứng các tiêu chí về cổng/trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hệ thống phần mềm một cửa điện tử đã được triển khai đến cấp xã, cung cấp nhiều tiện ích hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tra cứu thông tin.
Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh cũng đã được xây dựng từ rất sớm và liên tục được nâng cấp, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của chính phủ, kết nối, đồng bộ một số tính năng với cổng dịch vụ công quốc gia, cung cấp thêm nhiều dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã đưa vào vận hành hệ thống đường dây nóng 1022 để tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Hệ thống đã tiếp nhận hơn 3.938 yêu cầu, phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về TTHC, phản ánh hiện trường, hỗ trợ cấp cứu... Đây là một trong những nội dung trọng tâm để xây dựng chính quyền điện tử, là cơ sở để gắn kết giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp.
HỒ VĂN