Thực sự có “thuốc kích dục”?_kết quả bóng đá haka

Có phải là thuốc trị bất lực?ựcsựcóthuốckíchdụkết quả bóng đá haka

Trước hết xin nói đến thuốc gọi là kích dục đã dùng ở người nam, bởi vì đây là mối quan tâm đáng kể ở giới này. Trục trặc trong hoạt động tình dục của nam giới thường được gọi là “yếu sinh lý”, nổi bật ở hai vấn đề: bất lực và xuất tinh sớm.

“Bất lực” là tình trạng cơ quan sinh dục người nam thiếu tính “cương” đưa đến mất khả năng giao hợp, người nam bất lực có thể còn ham muốn hoặc không còn ham muốn.

Còn “xuất tinh sớm” là tình trạng còn khả năng cương và giao hợp nhưng chủ quan, người nam cảm thấy sao nhanh quá, chưa chi đã phóng tinh và “xìu”. Gọi là chủ quan bởi vì khái niệm “sớm” khó xác định đồng nhất cho tất cả mọi người, có người có hoạt động bình thường nhưng lại cứ muốn kéo dài thời gian “ấy” phải lâu hơn nữa.

Thực sự có “thuốc kích dục”? - 1

Do đó thuốc kích dục, hay còn gọi các tên khác là “thuốc cường dương”, “thuốc bổ thận”, “thuốc trị sinh lý yếu” và nay được gọi là “rối loạn cương” (tiếng nước ngoài gọi là ED, viết tắt của erectile dysfunction) thường được hiểu là thuốc giúp cho sự “cương” của nam giới hoặc kéo dài thời gian “cương” này khi giao hợp.

Cơ chế của sự “cương”

“Cương” có thể xem như là kết quả của sự dồn máu và tích tụ máu tại xoang thể hang trong dương vật trong suốt thời gian cực khoái và phóng tinh. Mà kết quả đó có được là có sự tổng hợp hài hòa của yếu tố tác động lẫn nhau như “yếu tố thần kinh, yếu tố tinh thần - tâm lý, yếu tố nội tiết, yếu tố tuần hoàn - mạch máu, yếu tố giải phẫu – mô học của dương vật”. Đó là các yếu tố nội tại, nếu có sự rối loạn khác chắc sẽ đưa đến “có vấn đề”. Còn phải kể thêm tác động xấu của yếu tố bên ngoài như: dược phẩm (có khá nhiều thuốc làm giảm ham muốn hoạt động tình dục, làm yếu sinh lý), rượu (ngoài nhiễm độc do nghiện rượu, thì “xỉn” cũng đồng nghĩa với bất lực tạm thời), ma túy…

Do cơ chế của sự “cương” phức tạp như thế nên nguyên nhân gây ra bất lực cũng rất phức tạp. Đối với Tây y, cho tới nay người ta vẫn chưa xác định được một thứ thuốc gọi là kích dục thật sự, tức là một thứ thuốc có thể đáp ứng điều trị cho mọi trường hợp bất lực.

Các nhà y học cho rằng, đa số các trường hợp bất lực là do nguyên nhân tâm lý. Cho nên, có một thứ thuốc nào đó cho là kích dục có hiệu quả nhiều khi không phải do tác dụng của thuốc thật sự mà là do đã có sự ổn định về mặt tâm lý.

Có một số thuốc được cho là kích dục, thật ra chỉ trợ giúp một trong những yếu tố nội tại đã nêu ở trên mà hiệu quả thì rất thất thường, trong khi bất lực có thể do rối loạn không phải một mà là tổng hợp nhiều yếu tố đã kể.

Một số thuốc được xem là trị bất lực

Đối với thuốc Tây y, từ lâu có một số thuốc được xem là có thể trị bất lực được kể như sau:

Cantharidin: đây là thuốc được xem là kích dục từ thời cổ Hy Lạp - La Mã, đến nay thì không ai dùng nữa vì quá độc. Cantharidin là thuốc đặc biệt được trích từ động vật là một loài ruồi có tên là ruồi Tây Ban Nha, trước đây được dịch là ban miêu. Từ lâu, cantharidin được dùng làm thuốc dùng ngoài gọi là thuốc phát bào (làm dộp da) trị mụn cóc.

Nếu dùng trong, tức uống sẽ gây kích thích bàng quang làm mót phải đi tiểu, đặc biệt gây kích thích ở niệu đạo sẽ làm cương cứng dương vật. Chính kinh nghiệm trong thú y, thấy trâu bò dùng thuốc bị kích thích phải “nhảy đực”, mà có người đã áp dụng trên người. Tuy nhiên, do thuốc rất độc, chỉ cần liều nhỏ cũng gây độc, mà có nhiều trường hợp bị ngộ độc đã xảy ra và từ lâu cantharidin không còn chính thức hoặc không chính thức được dùng uống làm thuốc kích dục nữa.

Yohimbin:là hoạt chất được trích ra từ một loại dược thảo tên khoa học là Rawolfia serpentina. Cũng chính từ dược thảo này, người ta trích ra reserpin là thuốc trị tăng huyết áp. Yohimbin có công thức hóa học gần giống như reserpin nhưng có tác dụng hoàn toàn khác.

Yohimbin được xếp vào nhóm thuốc chẹn thụ thể alpha-adrenergic và được dùng điều trị chứng táo bón do mất trương lực, trị hạ huyết áp tư thế đứng. Về tác dụng trị bất lực, tức xem như thuốc kích dục thì không có sự thống nhất hoàn toàn. Mỹ thì xem tác dụng trị bất lực của Yohimbin rất hạn chế nhưng ở Pháp có sản xuất Yohimbine houde loại viên dùng để uống với chỉ định trị bệnh bất lực của nam giới.

Papaverin:là hoạt chất được trích từ nhựa thuốc phiện, có tác dụng làm giảm trương lực, chống lại sự co thắt của cơ trơn. Thông thường, paparevin được dùng làm thuốc giãn cơ trơn mạch máu trong bệnh tăng huyết áp, giãn cơ trơn khí quản trong bệnh hen suyễn, trấn an các cơn đau do co thắt ở dạ dày, ruột, viêm túi mật. Do có tác dụng làm giãn cơ trơn mà paparevin còn được sử dụng tiêm ngay vào thể hang của dương vật để giúp cho sự “cương”.

Với tác dụng làm giãn động mạch nên máu từ động mạch sẽ đổ nhiều và tích tụ máu ở thể hang. Nhờ sự tích tụ máu ở thể hang này mà có sự “cương” như phần nói về cơ chế ở trên. Có thể xem paparevin là thuốc tác động đến yếu tố tuần hoàn mạch máu và chỉ đơn thuần giúp cho sự cương mà chẳng cần đến sự kích thích về mặt sắc dục.

Đối với người bị bất lực tâm thần, bị rối loạn về tâm lý, rõ ràng là thuốc này chẳng tạo được thú vị gì (do không tạo nên sự ham muốn). Thuốc còn có thể gây tác hại là do có nguy cơ gây sự cương đau kéo dài (priapism) và xơ hóa thể hang của dương vật.

Testosteron:đây là nội tiết tố (hoóc môn) sinh dục nam. Thuốc này được sử dụng khi có sự chẩn đoán xác định được nguyên nhân bất lực là do yếu tố nội tiết, có sự giảm chức năng tuyến sinh dục nam. Các thuốc này được tiêm bắp, mỗi tháng chỉ tiêm 1 lần và có thể phải điều trị trong nhiều tháng. Cũng có loại testosteron dùng để uống như andriol. Nên lưu ý, vì là thuốc có nguồn gốc nội tiết tố sinh dục nên chỉ sử dụng khi có sự thăm khám và chỉ định, theo dõi của bác sĩ.

Nhóm thuốc ức chế PDE-5 giãn mạch trị rối loạn cương (RLC)

Đây là nhóm thuốc mới dùng trong thời gian gần đây. Sildenafil (viagra) là thuốc đầu tiên của nhóm, sau đó ra đời thêm 2 thuốc nữa là vardenafil (levitra) và tadalfafil (cialis).

Cơ chế của thuốc này là ức chế enzyme có tên phosphodiesterase-5 (PDE-5). PDE-5 hoạt động gây phân hủy chất sinh học là nitric oxid (NO) là chất giúp cho sự giãn mạch. PDE-5 bị thuốc ức chế, NO được duy trì làm cho bộ phận sinh dục nam được ví như mạch máu lớn dãn ra, máu tưới nhiều vào đó giúp cho sự cương. Nên lưu ý sildenafil, vardenifil, tadalafil là thuốc chỉ dùng sau khi được bác sĩ khám bệnh và kê đơn cho dùng thuốc vì có thể gây một số tác dụng phụ.

Có khá nhiều người lầm tưởng nhóm thuốc này thuộc loại kích dục. Thật ra thuốc trị RLC được các nhà chuyên môn khẳng định đây không phải là thuốc kích dục mà là thuốc chữa bệnh và phải dùng với sự thận trọng tối đa. Thuốc loại này không nên dùng ở người đang bị bệnh tim mạch và đang dùng thuốc nitrat trị bệnh mạch vành. Cánh đàn ông đừng vì muốn chứng tỏ mình thuộc loại “ngon cơm” tự ý dùng thuốc một cách tùy tiện sẽ chuốc lấy nguy hiểm.

Còn đối với phụ nữ thì thế nào?

Phụ nữ cũng có thể “yếu sinh lý” gọi là “lãnh cảm”. Khi đó họ sẽ bị giảm bài tiết chất nhờn và phải mất nhiều thời gian hơn mới có cảm giác hưng phấn ở âm đạo hoặc cảm xúc tình dục và cực khoái hoàn toàn không có. Vấn đề chữa lãnh cảm ở phụ nữ có khó khăn vì nhiều trường hợp là do nguyên nhân tâm lý rất sâu xa.

Cho tới nay, vẫn chưa có thuốc nào được công nhận chính thức là thuốc kích dục, tức là chữa được chứng lãnh cảm hiệu quả, làm cho người phụ nữ hoàn toàn hứng thú trong hoạt động chăn gối hiệu quả nếu người đó bị lãnh cảm thực sự.

Do ghi nhận ở người phụ nữ lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục bị giảm có thể gây ảnh hưởng nên người ta đặt vấn đề nghiên cứu dùng thuốc như viagra làm tăng sự tưới máu cho cơ quan sinh dục nữ. Tuy nhiên, những nghiên cứu bước đầu ở châu Âu đã cho thấy kết quả dùng thuốc ức chế PDE-5 quá khiêm tốn đến độ chưa được chấp thuận dùng cho phụ nữ giống như dùng cho nam giới.

Như vậy, cho đến nay, đối với phụ nữ vẫn chưa có thuốc nào gọi là thuốc kích dục được dùng kiểu như các thuốc dùng cho nam giới đã kể ở trên. Riêng tin đồn cho rằng catharidin lấy từ ruồi Tây Ban Nha được dùng để kích dục ở người phụ nữ chỉ là tin đồn thất thiệt. Nếu có ai đó tin lời tìm mua cho được cantharidin để sử dụng thì thật là nguy hiểm, vì cantharidin là chất độc không hơn không kém.

Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức

Sức khoẻ & Đời sống