Bức ảnh không bao giờ được chụp_bongdaso 666.com
Sau đám,ứcảnhkhôngbaogiờđượcchụbongdaso 666.com đại gia đình ngồi lại cùng nhau. Nếu không có đám của dì chắc khó có cuộc trùng phùng đông đủ vì con cháu gần một nửa đều đi tha hương.
Tháng 7 năm ngoái dì tôi đổ bệnh đột ngột. Sau mấy ngày đau đầu như búa bổ, mấy anh chị đưa dì đi bệnh viện tỉnh điều trị. Chỉ sau một ngày nằm viện, dì bị tai biến và phải chuyển từ Quảng Nam ra Đà Nẵng để mổ gấp. Máu đông do xuất huyết não được bác sĩ lấy ra ngay trong buổi sáng dì bất tỉnh. Ca mổ tốn gần 150 triệu đồng đã giành giật sự sống của dì với tử thần nhưng không thể làm cho dì tôi tỉnh lại. Sau 6 tháng nằm yên, sống đời thực vật, dì rời cõi tạm.
Sinh, già, bệnh, chết là quy luật tất yếu của đời người. Hàng xóm an ủi, dì mất sớm nhưng đã sống một cuộc đời trọn vẹn.
Có lẽ hiểu được quy luật và cân đo hết những sẻ chia chân thật đó mà mọi người trong gia đình cũng nhẹ lòng. Với những người thân thương, khi sống mình cố gắng chăm lo, săn sóc, yểm trợ đời sống vật chất, tinh thần trong khả năng. Lúc họ mất, mình cũng hết lòng tổ chức đám tang, hướng tâm đến họ - cho sự ra đi ấy trở nên nhẹ nhàng nhất trong khả năng. Tôi nghĩ dì Ba tôi cảm được tất cả tâm nguyện của con cháu và đã yên lòng.
Điều áy náy nhất khi dì Ba tôi mất, như chị Năm, con gái Út của dì nhận ra, là cả nhà chưa có một tấm ảnh gia đình. Dì dượng tôi có bốn người con (hai trai hai gái), ai cũng đã thành gia lập thất. Kể cả dâu rể, cháu nội ngoại, quân số nhà dì dượng tăng từ 6 lên 18 người - không nhiều so với những đại gia đình khác, nhưng chưa có một tấm ảnh chung.
Chị Năm tôi kể, vài năm trước, cứ Tết đến chị lại nhắc mọi người hẹn nhau về chung ngày chung giờ dịp đầu năm, trước mừng tuổi ba mẹ, sau chụp hình chung. "Thế nhưng vì nhiều lý do mà dự định ấy chưa thực hiện được", chị chia sẻ.
"Không ai nghĩ mẹ bị bệnh đột ngột và đi sớm vậy", chị nói mà rưng rưng.
Trong cuộc sống, đôi khi ta cứ bình tâm nghĩ người thân người thương của mình vẫn còn đó, hôm nay chưa về thăm thì ngày mai, ngày kia. Rồi không ít người hẹn lần hẹn lữa những cuộc điện thoại, những buổi đoàn viên, hoặc bữa cơm chung. Ta thậm chí sẽ dễ thốt ra những câu nói đau lòng, gây tổn thương, khiến ngăn cách tình nghĩa ruột thịt chỉ vì giận dỗi, bực bội người kia một vấn đề nào đó. Chỉ đến khi mất mát ập tới ta mới biết mình đã hoang phí cơ hội, thời gian để yêu thương và được yêu thương, nhất là với những người thân, người trong gia đình.
Trong một buổi chia sẻ với Phật tử, thầy trụ trì một ngôi chùa tại Bình Thạnh (TP HCM) nói rằng, phần lớn mọi người đều đặt kỳ vọng vào các mối quan hệ thân gần nên khi không được đáp ứng sẽ dễ sinh ra phiền não, khổ đau. "Người ta hay mặc nhiên rằng người thân phải hiểu mình, dù nhiều khi mình cũng không hiểu được họ và chưa bao giờ ngồi lắng nghe hoặc giãi bày nỗi lòng cùng họ một cách gần gũi, chân thành", thầy nói.
Mối quan hệ thân gần - người thân, gia đình - ở chiều thuận là quan hệ ấm áp, giúp mỗi người có điểm tựa, có bệ phóng để thành công, hạnh phúc, nơi để quay về. Nhưng cũng mối quan hệ này, nếu vô tâm (hoặc vô ý) trong ứng xử, có thể sẽ gây tổn thương nặng nề hơn bất cứ quan hệ nào khác cho người trong cuộc.
Xã hội hiện đại, con người ngày một thực dụng, sẵn sàng dành nhiều thời gian, tâm sức cho công việc, bạn bè, các mối quan hệ xã giao... và vì thế bớt xén đi những bận tâm cần thiết cho người thân.
Trong khi đó, bớt đi một chút việc không cần thiết, bớt đi những giờ phút sống ảo ít ý nghĩa, dành thời gian chất lượng cho người thân, người thương thì vẫn có thể hiểu được, thương đúng, thương sâu. Tình thương trên cơ sở hiểu biết có thể giúp hàn gắn, quan trọng hơn, giúp cho đối tượng mình thương và cả mình được hạnh phúc. Tình thương ấy chính là sự thụ hưởng chứ không phải buộc ràng.
Dành thời gian chất lượng cho gia đình nghĩa là sẽ không viện cớ để bỏ qua những cơ hội gặp gỡ và có mặt trọn vẹn cho người thân, người thương. Có mặt cho nhau trong một khung hình để ghi lại khoảnh khắc nụ cười tươi nở của mỗi thành viên, ít nhất vào dịp đầu năm có lẽ không phải là quá khó.
Tôi nhớ phút rưng rưng về bức ảnh không bao giờ được chụpmà cũng tiếc lây cho chị Năm. Nhưng với dì Ba, chị Năm tôi dù sao cũng chỉ áy náy duy nhất về một tấm ảnh gia đình chụp chung. Tôi e là, ngoài kia, có những nỗi buồn, sự dằn vặt với người thân lớn gấp nhiều lần nỗi buồn của chị Năm tôi.
Lưu Đình Long