- Mới đây,ìmhiểuvềlỗđenkhổnglồgầntâmDảingânhànhận định portland timbers các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho sự tồn tại của một lỗ đen khổng lồ âm thầm tồn tại ngay gần trung tâm Dải ngân hà của chúng ta.
4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Người ngoài hành tinh đang cố gửi thông điệp cho Trái đất?
NASA xác nhận đã tìm ra Trái đất thứ 2 trong dải Ngân hà
Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra. Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được. Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học.
Theo Guardian, lỗ đen được ước tính lớn gấp 100.000 lần Mặt Trời. Lỗ đen này được bao phủ bởi một lớp mây hình thành từ khí độc hydro cyanua (HCN) và cacbon monoxit (CO) nằm gần tâm của Dải ngân hà. Lỗ đen được phát hiện khi các nhà thiên văn học Nhật Bản quan sát sự dịch chuyển của đám mây khí độc thông qua kính thiên văn. Đám mây khí độc rộng 150 nghìn tỷ km bị kéo căng bởi một lực hấp dẫn khổng lồ. Các mô hình máy tính phỏng đoán nguyên nhân gây ra lực hấp dẫn trên là sự tồn tại của một lỗ đen rộng 1,4 nghìn tỷ km ở khu vực đó.
Lỗ đen cỡ trung bình có trọng lượng lớn gấp từ 100.000 tới một triệu lần kích thước Mặt Trời. Đây là lỗ đen lớn thứ 2 được phát hiện trong Dải ngân hà. Lỗ đen lớn nhất Dải ngân hà từng được biết đến có tên Sagittarius A *, là một siêu hố đen, có khối lượng lớn gấp 400 triệu lần Mặt Trời và nằm ngay tại tâm thiên hà của chúng ta.
Giả thuyết của các nhà khoa học càng được củng cố khi các dụng cụ thiên văn sau đó thu được các sóng vô tuyến phát ra từ tâm đám mây, báo hiệu sự tồn tại của một hố đen. "Đây có thể là lỗ đen cỡ trung bình đầu tiên được phát hiện tại Dải ngân hà", Tomoharu Oka, nhà thiên văn học tại Đại học Keio, Tokyo, cho biết.
Khi mới hình thành sau vụ nổ của một ngôi sao, các hố đen thường có kích thước nhỏ, lớn gấp từ năm tới vài chục lần Mặt Trời. Từ trước tới nay, các nhà khoa học nêu lập luận rằng hố đen lớn dần nhờ hút vật chất ở xung quanh cũng như sáp nhập vào với các hố đen khác. Mặc dù vậy, chưa có bằng chứng nào về quá trình này từng được tìm thấy.
Theo Guardian, các nhà khoa học tin rằng lỗ đen tầm trung là giai đoạn trung gian trong sự phát triển của lỗ đen. Phát hiện mới về lỗ đen tầm trung lần này được kỳ vọng giúp các nhà khoa học hiểu rõ thêm về sự hình thành và phát triển của các lỗ đen trong Dải ngân hà của chúng ta cũng như trong vũ trụ.
Mặt trời chính là thiên thể chính trong Hệ mặt trời, vậy nó có những đặc điểm gì khiến các hành tinh và thiên thể khác có quỹ đạo bao quanh nó.