Hơn 10 năm nuôi tôm,ótbạtHDPEchonăngsuấttômtăti le ca cuoc 5 bà Nguyễn Thị Nhiệm, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thuận Yến (huyện Cần Giờ) cho biết, điều lo sợ nhất của người nuôi là môi trường nước ô nhiễm, khiến tôm mắc bệnh, chậm lớn, năng suất và chất lượng thấp. Năm 2019, hợp tác xã được Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Khu nông nghiệp công nghệ cao TP HCM (AHRD) giới thiệu kỹ thuật nuôi tôm lót bạt HDPE. Bà Yến cho nuôi thử hai ao tôm thẻ chân trắng, mỗi ao diện tích 500 m2. Kết quả năng suất tăng 1,5 lần so với ao truyền thống, đạt 4 - 5 tấn trên cả 2 ao.
Thạc sĩ Phạm Quang Thắng, chuyên gia AHRD cho biết, kỹ thuật nuôi tôm lót bạt HDPE nhằm giúp nông dân giảm rủi ro dịch bệnh, giảm tỷ lệ chết. Khi lót bạt HDPE sẽ cách ly ao nuôi với đất ở phần đáy, giúp ao không bị ô nhiễm bởi hóa chất có trong đất. Ao có thiết kế dạng tròn giúp nước, thức ăn lưu thông đều và không tạo góc chết gây tồn dư thức ăn thừa. Đáy ao được thiết kế dạng lòng chảo nên việc thu gom chất thải được thực hiện dễ dàng. "Kỹ thuật này phù hợp cho các ao tôm diện tích nhỏ, khoảng 500 m2. Vì ao nhỏ nên khi phát sinh vấn đề, người quản lý sẽ xử lý nhanh, giảm rủi ro trong quá trình nuôi", ông Thắng nói.