Nghiên cứu thêm thành phố Sơn Tây - Ba Vì và thành phố phía Nam
Phát biểu tại phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030,àNộinghiêncứulậpthànhphốtrựcthuộbóng tây ban nha tầm nhìn đến năm 2050 chiều 23/2, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Nguyễn Chí Dũng cho biết: Hà Nội vẫn còn một số khó khăn, thách thức và “điểm nghẽn” cần giải quyết. Đơn cử, vị thế kinh tế của Hà Nội có xu hướng giảm dần so với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 chỉ đạt 6,27%, đứng thứ 9/11 trong vùng Đồng bằng sông Hồng.
“Muốn phát triển vững mạnh, Hà Nội cần xác định rõ được những tiềm năng riêng có, các thế mạnh khác biệt và nổi trội. Đặc biệt, trong bản quy hoạch lần này cần phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới, mở rộng tầm nhìn phát triển và đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng. Phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm; dựa trên liên kết vùng để tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế và tương xứng với vị trí, cực tăng trưởng phát triển của vùng và cả nước”, ông Dũng nhấn mạnh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, theo kế hoạch, Hà Nội phải báo cáo Bộ Chính trị về quy hoạch này vào tháng 4 năm nay.
Để hoàn thành bản quy hoạch đạt chất lượng cao nhất, Thành phố tiếp tục rà soát, hoàn thiện để làm rõ hơn chức năng, vị trí, vai trò của Thủ đô.
Hà Nội xác định mục tiêu đến năm 2035, cơ bản hoàn thành di chuyển các trường đại học ra khỏi nội đô để thành lập các khu đô thị hiện đại, khu đô thị đại học thông minh, hiện đại ngang tầm thế giới; giảm ùn tắc giao thông nội đô.
“Chúng tôi đang ưu tiên đầu tư đường sắt Văn Cao - Hòa Lạc; đang bàn với các bộ ngành để chuyển đổi sân bay Hòa Lạc thành lưỡng dụng”, ông Dũng nói.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Hà Nội sẽ sắp xếp, phân bố các không gian phát triển kinh tế - xã hội theo các hành lang, vành đai kinh tế và các trục phát triển, gắn với việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Đặc biệt là phương án phát triển trục sông Hồng - không chỉ là dòng chảy của những giá trị lịch sử, văn hóa bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội, mà còn là trung tâm phát triển của Thủ đô.
“Trước mắt nghiên cứu hình thành 2 thành phố trực thuộc Thủ đô theo Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, đó là thành phố phía Bắc và thành phố phía Tây. Trong tương lai, có thể nghiên cứu thêm thành phố Sơn Tây - Ba Vì và thành phố phía Nam”, ông Dũng cho hay.
Cũng theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, Hà Nội xác định còn nhiều việc phải làm để tổ chức bổ sung, hoàn thiện bản quy hoạch với chất lượng tốt. Đồng thời, sau khi quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Thành phố sẽ khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch, thực hiện ngay một số dự án, đề án quan trọng với quan điểm “quy hoạch không phải là một sản phẩm mà là một quá trình”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được nghiên cứu là 1 trong 3 nội dung quan trọng mà thành phố tập trung quyết liệt trong năm 2023, cùng với Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô và Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Theo Chủ tịch Hà Nội, đến nay, các dự thảo đều đã trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định nhằm triển khai thực hiện cụ thể hóa Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị với tầm nhìn dài hạn và khát vọng phát triển trong tương lai, thể hiện “ước mơ xa, nghĩ lớn, giải pháp thông minh, hành động quyết liệt” của Thủ đô.
Cần chú ý đến không gian phát triển, hạ tầng giao thông
Nêu ý kiến góp ý về phương án tổ chức không gian, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, TS Cao Viết Sinh, cho rằng, quy hoạch cần làm rõ trục động lực và trục không gian phát triển. Cùng với đó, cần có giải pháp huy động nguồn lực tư nhân và đầu tư nước ngoài để thực hiện quy hoạch.
Theo ông Sinh, quy hoạch cần xác định lấy công nghiệp công nghệ cao là đột phá, là ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội. Trong đó, cần mở rộng các khu công nghiệp để thu hút các ngành chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo... Đặc biệt, Hà Nội muốn phát triển nhanh cần quan tâm đến chuyển đổi số một cách toàn diện, đổi mới mô hình quản trị.
Trong khi đó, GS.TS Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, cho rằng, phải giải quyết được những bức xúc về hạ tầng như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường không khí, thiếu nước sạch… để Hà Nội thực sự là điểm đến, để yêu và là nơi đáng sống.
Hà Nội cần ưu tiên tập trung phát triển hạ tầng giao thông trong đó cần có đột phá về các tuyến đường sắt đô thị. Tạo lập đô thị theo mô hình TOD dựa theo mạng lưới đường sắt đô thị.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội GS.TS Lê Quân góp ý liên quan đến bài toán quy hoạch về không gian phát triển.
Ông cho hay, cách đây 14 năm, khi các chuyên gia Singapore sang làm dự án cho Hà Nội, họ có nói muốn thông Hà Nội - Hà Tây bằng các trục đường sẽ giúp giá bất động sản tăng lên, quỹ đất tăng lên; lấy tiền đó quay về làm cho nội thành. Bài toán phát triển đô thị manh mún sẽ dẫn đến tình trạng các đô thị rất hiện đại nhưng ngập lụt.
Do đó, ông Quân cho rằng, quy hoạch cần tạo không gian phát triển nhằm phát huy đầu tư công và dẫn dắt phát triển khối tư nhân. Đồng thời, phải lượng hóa được không gian phát triển. Trong đó, không chỉ là bài toán bất động sản, mà là các đô thị, khu công nghiệp mới, các khu đô thị thông minh, khu đô thị đại học… Muốn thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về, ngoài vấn đề lương cao, cần phải có môi trường sinh thái để sống.
Kết thúc phiên họp, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Nguyễn Chí Dũng đã thông báo kết quả bỏ phiếu đánh giá của thành viên Hội đông thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Trong đó, số phiếu đồng ý thông qua hồ sơ Quy hoạch Thủ đô trình thẩm định là 31/31 thành viên (đạt 100%), gồm số phiếu đồng ý thông qua nhưng phải chỉnh sửa bổ sung là 27/31 thành viên, số phiếu đồng ý thông qua nhưng không cần chỉnh sửa bổ sung là 4/31 (đạt 12,9%). |