Đứng thứ 3 trong top 10 nhà sản xuất ứng dụng game của châu Á,ảnxuấtgameViệtvươntầmthếgiớinhưngđóngthuếởnướcngoàbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia na uy trong 25 game được tải về trên các kho ứng dụng có một game do Việt Nam sản xuất; Đứng thứ 7 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về số lượng game được tải về trên các kho ứng dụng, đó là những con số nói lên quy mô của ngành sản xuất game Việt thời gian qua.
Theo ông Đỗ Cao Bảo, thành viên Hội đồng quản trị tập đoàn FPT, nếu phát huy hết tiềm năng, Việt Nam có khả năng đưa thị phần phát hành game di động từ 1,2% hiện nay lên 3 - 4% thị phần toàn cầu. Điều này nghĩa là ngành công nghiệp phát hành game trong nước có thể đạt quy mô 3,5 - 4,5 tỷ USD/năm.
Nhưng đó chỉ là những con số ước tính bởi hiện nay với gần 200 studio sản xuất game của người Việt, số lượng studio có trụ sở trong nước chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại được đặt tại nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu là Singapore.
Điều này được thể hiện rõ khi tại Hội nghị "Kết nối mở rộng thị trường ngành game Việt Nam: Vươn tầm thế giới"diễn ra ngày 10/12/2022, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử cho biết: “Doanh thu game của Việt Nam năm 2018 đạt 365 triệu USD, năm 2021 đạt 665 triệu USD và dự báo khả quan trong năm 2022. Tuy nhiên, số tiền đóng thuế cho Nhà nước chỉ chiếm 50%, còn lại là các cá nhân, tổ chức đóng thuế cho nước ngoài, chủ yếu ở Singapore”.
Có nhiều nguyên nhân để các studio game Việt đặt trụ sở tại Singapore như môi trường đầu tư tốt hơn, không phải xin giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và giấy phép phê duyệt nội dung kịch bản cho từng sản phẩm game vốn mất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Song nguyên nhân quan trọng nhất mà các studio game Việt đang đặt trụ sở tại đây chia sẻ đó chính là những chính sách rõ ràng về thuế.
Đại diện một studio có trụ sở ở Singapore cho biết, một nhà sản xuất game đặt cơ sở tại Việt Nam phải chịu rất nhiều loại thuế như thuế giá trị gia tăng 10%, thuế nhà thầu 10% (nếu là doanh nghiệp được đầu tư vốn từ công ty nước ngoài, hay phát hành game ra nước ngoài), thuế thu nhập doanh nghiệp 20%... Trong khi tại Singapore chỉ đóng duy nhất một loại thuế, đó là thuế thu nhập doanh nghiệp 17%.
Công ty mới thành lập trong 3 năm đầu sẽ được miễn 75% mức thuế áp dụng lên thu nhập chịu thuế 100.000 USD Sing đầu tiên và tiếp tục được miễn 50% mức thuế áp dụng lên thu nhập chịu thuế 100.000 USD Sing tiếp theo. Nghĩa là mức thuế thực tế với 100.000 USD Sing đầu tiên là 4,25% và 8,5% đối với 100.000 USD Sing tiếp theo. Ngoài ra, công ty có thể tham gia chương trình miễn thuế một phần (PTE) cho năm thứ 4.
Singapore cho rằng, việc đánh thuế hai lần trên cùng một loại thu nhập sẽ ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Để giải quyết vấn đề, nước này tham gia ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần với hơn 80 quốc gia.
“Tại Việt Nam doanh nghiệp phải chịu rất nhiều loại thuế, trong khi ở Singapore lại có những quy định thuận lợi như vậy nên việc các studio chọn đặt trụ sở ở nước này là điều hiển nhiên”, vị đại diện cho biết.
Nhằm thúc đẩy phát triển ngành game tại Việt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực sản xuất, Bộ TT&TT đã xây dựng Chiến lược phát triển lĩnh vực trò chơi điện tử trên mạng giai đoạn 2022-2027, đề xuất đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất game trong nước.
Trong đó, đáng chú ý là nghiên cứu xây dựng cơ chế thí điểm cho phép phát hành game do Việt Nam sản xuất mà không cần thẩm định, cấp phép trong vòng 06 đến 12 tháng để có cơ sở đánh giá về thị hiếu của người chơi đối với sản phẩm game Việt. Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa sản xuất vừa phát hành game online mang tính giáo dục từ 20% xuống còn 15%. Doanh nghiệp trong nước khởi nghiệp về sản xuất game online phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm.
Theo đại diện một studio game, nếu như có chính sách rõ ràng, đặc biệt là về thuế, nhiều doanh nghiệp sản xuất game triệu USD sẵn sàng về Việt Nam. Thế nhưng, vừa qua Bộ Tài chính lại đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho game online, rào cản này khiến số doanh nghiệp đặt trụ sở tại nước ngoài nhiều khả năng tăng lên, thay vì trở về đóng góp cho đất nước.