Ra mắt mạng di động đầu số 0775, cảnh báo lừa đảo ăn theo ngày Tết_kq bd hang nhat anh

Ra mắt mạng di động đầu số 0775

Hôm nay 11/1/2024,ắtmạngdiđộngđầusốcảnhbáolừađảoăntheongàyTếkq bd hang nhat anh mạng di động ảo (MVNO) của FPT chính thức ra mắt trên phạm vi toàn quốc với đầu số 0775.  

fpt 0775.png
Mạng di động ảo (MVNO) của FPT chính thức ra mắt trên phạm vi toàn quốc với đầu số 0775.  

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ TT&TT đã cấp phép cho 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng di động ảo tại Việt Nam, bao gồm Đông Dương Telecom, Mobicast, ASIM, VNSky và FPT Retail.

FPT Retail cho biết, thời gian triển khai hệ thống kỹ thuật cho một nhà mạng MVNO mới thông thường sẽ mất từ 12 đến 15 tháng. Tuy nhiên, với lợi thế về công nghệ và sự hỗ trợ từ tập đoàn FPT, chỉ trong vòng 6 tháng kể từ khi được cấp phép chính thức. 

Hướng đến mục tiêu trở thành nhà mạng trẻ trung, năng động và luôn đón đầu công nghệ, mạng di động FPT - MVNO hứa hẹn sẽ mang lại “làn gió mới” cho người dùng trẻ.

Theo số liệu của Cục Viễn thông, tính đến ngày 30/4/2023, có khoảng 2,65 triệu thuê bao của các nhà mạng ảo tại Việt Nam, chiếm 2,1% tổng số thuê bao toàn thị trường di động.

Việt Nam vào top 5 quốc gia làm chủ công nghệ 5G

Ngày 12/1/2024, Viettel công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023. Năm 2023, thị phần viễn thông tăng thêm 1,64% và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu bền vững với 56,5%.

5g viettel 508 906.jpg
Thiết bị 5G do Viettel sản xuất đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với thiết bị của nhiều hãng cung cấp dịch vụ toàn cầu.

Viettel đã công bố nghiên cứu thành công Chip 5G DFE (là thành phần phức tạp nhất của hệ sinh thái 5G, với khả năng tính toán lên tới 1.000 tỷ phép tính/giây), đánh dấu bước tiến đột phá trong ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Kết quả đo kiểm cho thấy, thiết bị 5G do Viettel sản xuất đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với thiết bị của nhiều hãng cung cấp dịch vụ toàn cầu.

Với việc hoàn thành nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm diện rộng hệ sinh thái sản phẩm 5G cả phần cứng và phần mềm, Việt Nam lọt vào top 5 quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G.

Theo đánh giá của Umlaut (Công ty đo kiểm viễn thông hàng đầu thế giới ), Viettel tiếp tục là nhà mạng có chất lượng dịch vụ tốt nhất Việt Nam và nằm trong top 40 nhà mạng có chất lượng tốt nhất thế giới. Ở trong nước, dịch vụ 5G đã được triển khai thử nghiệm gần 500 trạm tại 63 tỉnh, thành phố. 

Bộ TT&TT ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử 3.0

Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số có hiệu lực từ ngày 29/12/2023, thay thế cho Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0 được Bộ TT&TT ban hành cuối năm 2019.

Việc Bộ TT&TT ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản mới hướng tới Chính phủ số là nhằm hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng kiến trúc chính phủ số/chính quyền số của bộ, tỉnh mình; đồng thời hình thành và triển khai áp dụng đồng bộ hệ thống kiến trúc chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số từ Trung ương đến địa phương. 

w chinh quyen dien tu.jpg
Khung kiến trúc phiên bản mới sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử cấp bộ cấp tỉnh phiên bản 3.0, hướng tới chính phủ số, chính quyền số. (Ảnh minh họa: Hồ Giáp)

Tại khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản mới, Bộ TT&TT cũng hướng dẫn rõ, đơn vị chuyên trách CNTT các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng, cập nhật kiến trúc chính phủ điện tử cấp bộ (với bộ, ngành) và kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh (với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) đảm bảo phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 3.0 hướng tới Chính phủ số, trình Bộ trưởng/Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt. 

Các chương trình, kế hoạch về ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ điện tử, chính quyền điện tử cần được cập nhật, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm đồng bộ, tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số; kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ và kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh.

Cảnh báo lừa đảo ăn theo ngày Tết

Tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế-xã hội TP.HCM, chiều 1/11, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP.HCM cho biết, trong giai đoạn gần Tết Nguyên đán, các loại tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng gia tăng.

thuong ta ha.jpg
Thượng tá Lê Mạnh Hà nói về tội phạm lừa đảo dịp cận Tết Nguyên đán.

Các đối tượng sẽ triệt để lợi dụng chiêu trò ăn theo ngày Tết để tạo ra các “câu chuyện lừa đảo” ngày càng tinh vi, gắn với sự kiện, pháp nhân cụ thể để nạn nhân sập bẫy như: Đưa ra các chương trình “quà tặng, trúng thưởng Tết”, “khuyến mãi Tết”, “vé xe, vé máy bay Tết giá rẻ”… với những giải thưởng, mặt hàng có giá trị hấp dẫn, rẻ hơn so với giá thị trường qua đó tiếp cận, chào mời người dân tham gia, mua hàng và chiếm đoạt tài sản.

Cũng theo ông Hà, những kẻ lừa đảo còn lợi dụng tâm lý người dân có “nhu cầu kiếm tiền” để đưa ra các hình thức: hướng dẫn hỗ trợ mở cửa hàng trực tuyến trên Amazon, Shopee; vào các sàn xem video, tương tác bài viết trên mạng, đánh giá sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng ảo… rồi dẫn dụ đầu tư và chiếm đoạt tài sản.

Công an TP.HCM  cảnh báo người dân cảnh giác cao độ, tránh bị lừa.

Hàng trăm điểm ở Nghệ An chưa có sóng điện thoại

Theo báo cáo tổng hợp sơ bộ từ các doanh nghiệp viễn thông, tỉnh Nghệ An đang có hàng trăm điểm lõm sóng thông tin di động 4G hoặc sóng không ổn định (VNPT khoảng 319 điểm, Viettel khoảng 218 điểm).

Trao đổi với VietNamNet, ông Hồ Trung Đông - Trưởng phòng chuyển đổi số (Sở TT&TT tỉnh Nghệ An) cho biết, Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng lớn nhất cả nước, địa hình miền núi đồi dốc phức tạp, thời tiết khắc nghiệt và nhiều thôn bản nằm thưa thớt, chưa có điện lưới nên khó khăn trong việc phủ sóng điện thoại.

w song dien thoai.jpg
Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường khảo sát các trạm viễn thông công ích tại Nghệ An. Ảnh: NVCC 

Sắp tới, nếu theo lộ trình tắt sóng 2G vào tháng 9/2024 của Bộ TT&TT, việc phủ sóng 3G, 4G để bù đắp việc thiếu hụt sóng 2G sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phạm vi phủ sóng 3G, 4G nhỏ hơn so với phạm vi phủ sóng các trạm 2G. 

Theo thống kê, trên địa bàn Nghệ An hiện nay có khoảng 98% diện tích được sóng 2G và 95% là phủ sóng 3G, 4G. 

Để đánh giá một cách chính xác, thực chất vùng lõm sóng cũng như sóng không ổn định, dự kiến quý I năm 2024, Sở TT&TT Nghệ An sẽ phối hợp với Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích tổ chức khảo sát cụ thể tại các địa phương.

Từ đó sẽ xác định được các khu vực ưu tiên xây dựng hạ tầng viễn thông, sử dụng nguồn kinh phí từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích.