Điều này khiến chị Hường cảm thấy bất thường bởi con gái vốn là người năng động,ọcsinhcôđộcvìbịmiệtthịngoạihìbang xep cup c1 có học lực tốt, từng tham gia một số cuộc thi học sinh giỏi của trường.
“Tôi gặng hỏi nhưng con không nói gì, chỉ bảo không muốn đi học nữa”.
Lo lắng, chị Hường gọi điện nhờ chị họ đang học cùng trường với con trò chuyện giúp. Thông qua đó, chị biết được con gái đang bị một số bạn nữ cùng lớp kiếm cớ cô lập. Đỉnh điểm vào đầu tháng 10 vừa qua, nhóm học sinh này đã dùng hình ảnh của Loan để chế video đăng lên Facebook và Tiktok, miệt thị ngoại hình với những ngôn từ nặng nề.
“Tôi sốc khi đọc được những lời lẽ đó, càng buồn hơn khi điều đó lại viết về con gái mình”, chị Hường kể lại. Sau đó, chị lập tức gọi điện thông báo với cô giáo chủ nhiệm và hiệu trưởng nhà trường để tìm cách giải quyết.
“Từ một cô bé năng động, tham gia rất nhiều cuộc thi nhảy, tự tin thuyết trình bằng tiếng Anh trước toàn trường, giờ đây con không muốn tham gia bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào chỉ bởi cảm thấy không tự tin về ngoại hình”, chị Hường buồn bã nói.
Cũng từng là nạn nhân của những lời miệt thị về ngoại hình, Nguyễn Thanh Thúy, sinh viên Trường ĐH Thủy lợi, kể lại quãng thời gian buồn tủi, cô đơn và khó khăn nhất khi bị bạn bè trêu đùa, cợt nhả vì nước da đen, thân hình mập mạp và nổi nhiều mụn.
“Sao mày xấu thế!”; “ Sao mày không đi tắm trắng đi”; “ Đồ tóc xoăn”; “ Mày đừng chơi với bọn tao nữa”… Hàng loạt những câu nói của bạn bè trong lớp như “nghiền nát” sự tự tin ít ỏi trong Thúy.
“Bỗng nhiên tôi trở thành đối bị bạo lực học đường. Tôi đã khép mình lại, không còn cười đùa như trước, cũng không có bạn bè thân thiết và thành tích thì tụt dốc không phanh. Có nhiều đêm tôi khóc trong chăn, ấm ức mà chả biết phải làm gì.
Thậm chí, khi cô giáo gọi điện nói với mẹ về tình hình học tập, tôi đã gào lên chất vấn lại mẹ rằng: “Tại con, tất cả là lỗi của con ư? Tại sao mẹ không sinh con ra xinh xắn hơn một tý? Tại sao con không được như người ta? Tại sao con không thể sống một cuộc đời bình thường như những đứa trẻ bình thường khác?”, Thúy nhớ lại.
Thúy cho biết, có thể với mọi người những câu nói ấy không nhằm nhò gì vì xem đó chỉ là trò đùa trẻ con, nhưng với cô, qua thời gian, những câu nói ấy càng khiến tâm lý dần dần sụp đổ.
Theo khảo sát nhanh của Trung tâm Giáo dục và Phát triển với 426 học sinh THCS tại Hà Nội, có tới 69% học sinh cho biết từng bị người khác trêu chọc hoặc bình luận tiêu cực về ngoại hình.
Bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Nam Từ Liêm, cho biết tình trạng chê bai hình thể giữa học sinh với nhau và giữa người lớn với học sinh xuất hiện khá nhiều.
“Đôi khi những đánh giá đó chỉ là vô thức nhưng có thể khiến các em tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý, học tập và giao tiếp vối những người xung quanh.
Nhiều em bị chê bai về ngoại hình như “béo quá, nấm lùn, cây sào” cũng khiến các em thu mình lại, không dám tham gia các hoạt động trong trường học”, bà Yến nói. Trong trường hợp này, bà Yến cho biết, ở mức độ vấn đề phức tạp, nhà trường thường phải mời phụ huynh, giáo viên cùng bàn bạc, giải quyết.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên lồng ghép trong một số tiết học, sinh hoạt chuyên đề hoặc trong một số môn học để giúp học sinh hiểu đúng về vẻ đẹp hình thể. Chẳng hạn khi giảng dạy đến bài “Gấu con chân vòng kiềng”, thầy cô sẽ khéo léo lồng ghép để học sinh thấy được mỗi người sẽ có một vẻ đẹp riêng và các con cần phải tôn trong điều đó”.
Mới đây, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trung tâm Giáo dục và Phát triển phối hợp các đơn vị triển khai dự án “Nâng cao nhận thức giá trị bản thân - Dove Self-Esteem Project”. Dự án đã xây dựng bộ tài liệu mang tên “Tôi Tự Tin” và tiến hành các khóa tập huấn dành cho giáo viên 15 trường THCS trên địa bàn Hà Nội, Khánh Hòa và Sóc Trăng. Sau khóa tập huấn, dự kiến giáo viên sẽ triển khai dạy các tiết học cho hơn 10.000 học sinh THCS.
Mục tiêu của các khóa tập huấn nhằm giúp nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ quản lý và các giáo viên để triển khai sử dụng hiệu quả bộ tài liệu trong nhà trường như một nguồn học liệu bổ sung cho các nội dung thuộc chương trình Giáo dục phổ thông 2018.