Theênbốcósiêuvũkhísẵnsàngđáptrảmọihànhđộngtấncôcách cai tài xỉuo hãng tin RT, phát biểu tại cuộc họp của Thượng viện Nga hôm 27/11, bà Matvienko đã bình luận về bài phát biểu gần đây của Tổng thống Vladimir Putin, và việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik tấn công cơ sở quân sự ở Ukraine vào tuần trước.
Bà Matvienko gọi đây là "hành động mạnh mẽ của địa chính trị hiện đại", và "một tín hiệu mạnh mẽ" từ Nga. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh việc sử dụng tên lửa Oreshnik "không phải là tối hậu thư, hay mối đe dọa như các phương tiện truyền thông phương Tây mô tả".
"Đây là phản ứng của chúng tôi đối với sự leo thang căng thẳng từ phương Tây, và các bước dẫn đến hành động tấn công các cơ sở của Nga bằng vũ khí tầm xa. Chúng tôi cảnh báo điều này là không thể chấp nhận được", bà Matvienko nói.
Cũng theo bà, việc sử dụng tên lửa Oreshnik là "minh chứng cho thấy Nga chuẩn bị sẵn sàng cho mọi diễn biến, và Nga có các phương tiện bao gồm siêu vũ khí để đưa ra đòn đáp trả hữu hình và tất yếu".
"Như Tổng thống Putin đã nói, sẽ luôn có đòn đáp trả", bà Matvienko khẳng định.
Bà cũng cho hay bài phát biểu của Tổng thống Putin và việc triển khai tên lửa Oreshnik có “tiềm năng lớn thay đổi cán cân theo hướng có lợi cho việc lựa chọn giải pháp hòa bình để giải quyết xung đột ở Ukraine với sự tôn trọng vô điều kiện đối với lợi ích, an ninh, và chủ quyền của Nga”.
Bà Matvienko hy vọng các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ rút ra kết luận đúng đắn từ những diễn biến mới nhất, “thức tỉnh và thừa nhận rằng họ đã thua, rằng họ đã thất bại trong mục tiêu kiềm chế sự phát triển của Nga, rằng họ đã không gây ra được thất bại địa chính trị cho Nga, do đó cần ngồi vào bàn đàm phán về nhiều vấn đề khác nhau”. Bà cảnh báo thêm nếu không làm như vậy, sẽ dẫn đến ngõ cụt.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng xung đột ở Ukraine vẫn còn "rất xa mới đạt được giải pháp chính trị và ngoại giao" khi xét đến tình hình trên chiến tuyến hiện nay.