Thử lòng bạn trai và cái kết
Văn Thị Hằng Ngân (SN 1994,ôgáiĐắkLắklấychồngẤnĐộngàycướikhôngđượccườbch y quê Đắk Lắk) và Lalhaba Oinam (SN 1992, bang Manipur, Ấn Độ) kết hôn năm 2022 sau 2 năm quen biết.
Hằng Ngân và Oinam sống, làm việc tại Nhật Bản. Năm 2020, họ quen nhau qua một ứng dụng hẹn hò, đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Trong thời gian tìm hiểu nhau, Ngân nảy ra ý tưởng “thử lòng” bạn trai. Chị nhờ người bạn cùng phòng kết bạn với Oinam qua mạng. Kết quả, anh chàng đã ấn nút “chấp nhận”, thậm chí còn nhắn tin cho cô gái đó.
Cảm thấy bị đối phương lừa dối, Ngân chủ động đề nghị dừng lại. Oinam quýnh quáng giải thích "anh thấy bạn ấy là người Việt Nam, lại cùng quê với em nên muốn kết bạn để nhờ họ chăm sóc em nhiều hơn”.
Ngay sau đó, anh xóa ứng dụng hẹn hò và khẳng định bản thân nghiêm túc với mối quan hệ này.
Ngoại trừ rắc rối đó, tình yêu của Ngân và chàng trai Ấn Độ rất suôn sẻ. Đôi bên dành cho nhau tình cảm chân thành, luôn cố gắng xóa nhòa khoảng cách văn hóa, ngôn ngữ để đi sâu vào cuộc sống của nhau.
Vì dịch Covid-19, cặp đôi không có cơ hội ra mắt gia đình hai bên. Lần đầu tiên hai gia đình gặp mặt cũng là vào ngày cưới của họ.
Hằng Ngân “ra mắt” nhà chồng qua điện thoại. Dù chỉ là những cuộc gọi ngắn, đôi khi phải trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ cơ thể nhưng chị vẫn cảm nhận được sự niềm nở, chân thành của họ.
“Hồi sắp cưới, mẹ chồng muốn đặt cho mình một cái tên thân mật theo người Ấn Độ nhưng vẫn giữ lại họ của mình. Chỉ một việc đó thôi, mình cũng thấy được nhà chồng tôn trọng”, Ngân nói.
Hơn nữa, Oinam luôn khẳng định, chuyện kết hôn do anh làm chủ. Về phía gia đình, anh chỉ thông báo chứ không xin phép. Điều này giúp Ngân có thêm niềm tin vào mối quan hệ này.
Ngược lại, gia đình Ngân rất bối rối khi biết con gái yêu một chàng trai Ấn Độ.
“Nhiều thông tin về cuộc sống ở Ấn Độ khiến gia đình mình lo lắng. Tuy nhiên, qua thời gian, anh Oinam chứng minh được bản thân tử tế, có trách nhiệm, luôn yêu thương, chăm sóc mình nên ba mẹ tin tưởng trao mình cho anh”, Ngân kể.
Đám cưới nhiều điều kỳ lạ
Đám cưới của Hằng Ngân và Oinam được tổ chức tại Ấn Độ vào năm 2022 và tại Việt Nam năm 2023.
Tại Ấn Độ, đám cưới của Ngân có nhiều điều đặc biệt. Cô dâu mặc trang phục cưới truyền thống, không lộng lẫy mà đơn giản, mang đậm nét văn hóa của bang Manipur.
Không khí ngày cưới nghiêm túc một cách lạ kỳ. Người dân bang Manipur quan niệm, đám cưới là ngày trọng đại, mọi người phải giữ thái độ nghiêm túc. Cô dâu chỉ được cười mỉm, không được cười lớn. Ngân phải giữ vẻ mặt nghiêm chỉnh suốt buổi lễ.
“Thức ăn trong đám cưới rất phong phú, có nhiều món ăn mình chưa từng thử trước đó. Nhìn chung, đó là một trải nghiệm khó quên”, Ngân chia sẻ.
Sau đám cưới, Ngân có 3 tháng sống cùng gia đình chồng. Trong 3 tháng đó, chị hiểu hơn về phong tục, tập quán của Ấn Độ và học được cách gắn kết với nhà chồng.
“Về đây làm dâu, mình nhận ra mọi thứ không giống những gì mình từng đọc và nghe về Ấn Độ. Có nhiều điều đẹp đẽ trong văn hóa Ấn Độ mình muốn giới thiệu với mọi người”, Ngân nói.
Ở Manipur, vai trò của phụ nữ được đánh giá cao. Ví như khu chợ Ima Keithel - nơi chỉ phụ nữ buôn bán, là biểu tượng của sự độc lập và quyền lực của phụ nữ Manipuri.
Bản thân Hằng Ngân cũng cảm nhận được sự tôn trọng của chồng và gia đình chồng dành cho mình.
Tuy vậy, Ngân cũng có lúc bị “hẫng” trong việc thích nghi với văn hóa nhà chồng, đặc biệt là về ăn mặc. Chị thấy không thoải mái khi phải quấn mình trong một tấm vải – cách mặc truyền thống của phụ nữ Ấn. Dần dần, Ngân đã quen hơn với việc này.
“Ba mẹ chồng rất cởi mở và kiên nhẫn với mình. Họ sẵn sàng thay đổi một chút trong thói quen gia đình để mình thấy thoải mái hơn, ví dụ như nấu đồ ăn bớt cay nồng. Họ cũng chủ động tìm hiểu văn hóa Việt Nam để dễ dàng kết nối với mình”, Ngân kể.
Điều tốt đẹp nhất Hằng Ngân nhận được khi làm dâu Ấn Độ là sự gắn kết gia đình. “Ở Ấn Độ, gia đình đóng vai trò rất quan trọng và sự hỗ trợ, yêu thương giữa các thành viên luôn được đặt lên hàng đầu.
Điều này khiến mình cảm thấy, mình không chỉ là vợ của chồng mà còn là một phần của đại gia đình, nơi mọi người luôn quan tâm và cùng nhau chia sẻ niềm vui, khó khăn trong cuộc sống”, Ngân tâm sự.
Ảnh: NVCC
Mẹ đơn thân TPHCM lấy chồng kém 15 tuổi: Đi quá nửa cuộc đời mới gặp đúng ngườiSự hòa hợp về tâm hồn khiến họ bỏ qua khoảng cách tuổi tác. Lấy chồng kém 15 tuổi, mẹ đơn thân khẳng định: “Tuổi tác không thể ngăn cản tình yêu chân thành”.