Sau khi Nga bị hàng loạt các quốc gia Phương Tây bao vây,ườidânNgamiễncưỡngđónnhậnôtôgiákhônghềrẻtừTrungQuốnhan dinh soi keo cấm vận từ cuối tháng 2/2022, khi nước này phát động cuộc tấn công vào quốc gia Ukraine láng giềng, gần như toàn bộ các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới đều đã đồng loạt “tháo chạy” khỏi thị trường Nga.
Điều này ngay lập tức khiến cho thị trường ô tô Nga gặp khủng hoảng, hàng loạt các dây chuyền sản xuất xe hơi liên doanh với nước ngoài phải dừng đột ngột do bị cắt nguồn cung cấp linh kiện.
Người tiêu dùng lập tức bị đẩy vào thế khó khi lựa chọn sản phẩm của họ bị thu hẹp và không còn cách nào khác, buộc phải chấp nhận các thương hiệu Trung Quốc, vốn không bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm vận, đã lấp đầy khoảng trống mà các hãng xe Phương Tây để lại.
Các thương hiệu ô tô Trung Quốc như Haval, Chery, Geely hiện đã chiếm tới 40% doanh số bán ô tô mới tại Nga, theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Autosat. Sự phát triển này là cực kỳ thần tốc khi chỉ hơn 1 năm trước, ô tô Trung Quốc tại Nga chỉ chiếm dưới 10% thị phần.
Theo ông Vladimir Shestak, tổng giám đốc Altair-Auto tại Vladivoston, đơn vị đại lý phân phối xe hơi Mercedes-Benz Đức và Geely từ Trung Quốc, cho biết: “Chúng tôi đã dành cả đời tập trung vào các thương hiệu châu Âu, Nhật Bản và Mỹ trong khi gần như không để ý đến nền công nghiệp ô tô Trung Quốc, một nền công nghiệp đã phát triển một cách đáng kinh ngạc.”
Mặc dù hầu hết các thương hiệu ô tô nước ngoài đều đã rời bỏ Nga, tuy nhiên lượng xe còn tồn đọng trong kho là rất lớn, điều đó lý giải vì sao một số xe hơi từ các quốc gia khác vẫn đang được phân phối tại Nga hiện tại và còn chiếm thị phần cao. Song điều đó sẽ không duy trì lâu dài trong một vài năm tới và thị phần của ô tô Trung Quốc sẽ còn tăng với tốc độ cực nhanh.
Chuyên gia về ngành công nghiệp ô tô – Sergey Aslanyan đưa ra bình luận về việc ô tô Trung Quốc đang ngày càng lấp đầy khoảng trống tại Nga, nhưng chất lượng và uy tín của họ vẫn là một vấn đề.
“Họ (các hãng xe hơi Trung Quốc) gần như không còn đối thủ cạnh tranh ở Nga nữa, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người sẽ thay đổi quan điểm một cách nhanh chóng về những nhà sản xuất tới từ châu Á này", Sergey nhấn mạnh.
Trong tháng 2, doanh số bán hàng của ô tô Trung Quốc tại quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới đạt 37,15% theo Autostat. Trong khi các thương hiệu châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc đã giảm từ 70% xuống chỉ còn 22,6%.
Một biểu tượng của tinh thần hợp tác ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực ô tô, chính là việc JAC đã giúp hồi sinh thương hiệu Moskvich nổi tiếng dưới thời Liên Xô ở Moscow, bằng việc sử dụng bộ phận động cơ, thiết kế và kỹ thuật từ Trung Quốc để cho ra mắt mẫu Moskvich-3. Còn Haval, một "ông lớn" xe hơi Trung Quốc khác, thì đang duy trì dây chuyền sản xuất của mình tại Nga.
Nhưng một vấn đề đang được bàn đến là giá cả. Xe hơi Trung Quốc bán tại thị trường Nga không hề rẻ như người ta tưởng tượng. Ngay cả Dmitry Medvedev- Phó chủ tịch Hội đồng an ninh, nguyên Tổng thống và Thủ tướng Nga cũng nhận xét rằng giá của Moskvich có vẻ hơi cao, theo Reuters.
Giá của một chiếc Moskvich-3 hiện nay trị giá khoảng 2 triệu rúp, tương đương 26.195 đô la. Trong khi mẫu xe “quốc dân” Lada Granta do Nga tự sản xuất chỉ có giá khởi điểm khoảng 680.000 rúp, tương đương khoảng gần 9.000 đô la.
Ông Maxim Kadakov, tổng biên tập báo “Behind the Wheel” nói: “Rõ ràng người Trung Quốc đang mang đến cho chúng ta rất nhiều ô tô, nhưng nếu nói về giá cả thì không có ô tô nào rẻ cả.”
Hùng Dũng(theo Reuters, autonews)