Cựu du học sinh 8X chia sẻ về sự khác biệt của “du học thế hệ Z”_ti so ma cao
Mới đây,ựuduhọcsinhXchiasẻvềsựkhácbiệtcủaduhọcthếhệti so ma cao nhiều cựu du học sinh Việt Nam đã có mặt tại “Ngày hội Du học toàn cầu” diễn ra ngày 20,21/4 tại Hà Nội và TP.HCM.
Xung quanh buổi Workshop “Du học thế hệ Z”, nhiều chia sẻ về kinh nghiệm sinh sống, học tập nơi xứ người và câu chuyện hướng nghiệp đã được các cựu du học sinh giãi bày.
Các cựu du học sinh chia sẻ về câu chuyện “Du học thế hệ Z”
Là cựu du học sinh Anh từng đi du học ở tuổi 34, anh Nguyễn Thanh Tùng thấy rõ sự khác biệt khi đi du học của lứa 8X đời đầu và thế hệ Z.
“Ở lứa 8X đời đầu như tôi đã quen với việc “cô giáo luôn đúng”. Do vậy, trở ngại lớn nhất của tôi khi bước chân sang Anh là nền giáo dục “trọng quan điểm cá nhân”, anh Tùng nói.
Kể về một kỷ niệm trong những ngày đầu đi du học tại Anh, anh Tùng cho biết, lần đầu tiên nhận bài luận trên lớp, anh “hoảng loạn thực sự” vì cô giáo không gợi ý gì mà cho sinh viên tự bày tỏ quan điểm của mình.
“Đề bài chỉ vỏn vẹn một câu rất ngắn nhưng nó khiến tôi lo lắng đến mức sợ mình sẽ phải trả lại học bổng vì không qua được bài luận đầu tiên”.
Sau 4 ngày trăn trở, anh quyết định viết email cho cô giáo để trình bày về những khó khăn trong quá trình làm bài. Khi ấy, cô giáo nói rằng tình trạng của Tùng không phải là trường hợp đầu tiên.
Hầu hết sinh viên đến từ các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc đều ít nhiều gặp phải khó khăn này. May mắn, sau buổi nói chuyện với cô giáo, anh như được “gỡ rối” và cuối cùng nhận được kết quả cao ngoài sức mong đợi.
Là cựu du học sinh Anh từng đi du học ở tuổi 34, anh Nguyễn Thanh Tùng thấy rõ sự khác biệt khi đi du học của lứa 8X đời đầu và thế hệ Z.
So với thế hệ Z bây giờ, anh Tùng cho rằng, hiện nay các em được tiếp cận với lượng thông tin nhiều chiều và những nền tảng kiến thức phong phú trước khi ra ngoài thế giới. Các em tự tin và sẵn sàng bày tỏ quan điểm cá nhân.
“Nhiều du học sinh thậm chí đã được đi du học từ những năm cấp 2. Việc du học không phải quá khó khăn nên nhiều lớp còn có thể… họp lớp ở nước ngoài”.
Tuy nhiên, anh Tùng cho rằng một điểm hạn chế của thế hệ Z là nhiều bạn trẻ vẫn đang nhìn cuộc đời đầy màu hồng, vì nghĩ rằng học tập ở một quốc gia khác sau tốt nghiệp sẽ được trải thảm đỏ khi về nước hay kiếm được những công việc với mức lương nghìn đô.
Nhưng thực tế, các bạn đang phải đối mặt với việc phải cạnh tranh cao về cơ hội việc làm sau khi về nước.
“Do vậy, thế hệ Z cần phải đặc biệt chú trọng trong việc định hướng nghề nghiệp”, anh nói.
Theo anh Tùng, hiện ở thế giới đang có rất nhiều ngành học hay nhưng ở Việt Nam lại chưa có nhiều cơ hội phát triển.
“Mình từng tư vấn cho một bạn đã đi du học Canada từ những năm cấp 2. Bạn ấy nói rất băn khoăn khi phải lựa chọn giữa hai ngành học: một là Quản trị kinh doanh, hai là Bác sĩ tư vấn trị liệu thần kinh cho vận động viên cấp cao.
Bạn này cho biết bố mẹ rất thích em học ngành Quản trị kinh doanh vì ra trường sẽ có việc làm luôn. Nhưng bản thân em lại rất thích học giải phẫu và các kiến thức liên quan đến Sinh học. Em còn mê mẩn đến độ thuộc hết tất cả tên các cơ xương cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt.
Mình đã phải khuyên bạn ấy suy nghĩ kỹ. Rất có thể nếu nghe theo bố mẹ, sau khi ra trường bạn ấy sẽ nhận ra đó không phải là đam mê của mình. Trong khi đó, phải tìm ra được thú vui trong công việc thì mới có thể tiến xa. Cuối cùng bạn ấy đã quyết định chọn ngành mình yêu thích và cũng là ngành chưa có ở Việt Nam”, anh Tùng kể lại.
Nhiều học sinh tham gia Ngày hội du học
Còn theo anh Hà Ngọc Anh, người từng có gần 8 năm học tập và làm việc tại Úc, thế hệ Z bây giờ cần phải đặc biệt chú trọng việc định hướng nghề nghiệp bởi thị trường việc làm hiện nay đang chuyển biến nhanh chóng với nhiều nghề mới ra đời.
“Hiện có những ngành nghề tiềm năng không ai ngờ như học về Quản lý thể thao (làm huấn luyện viên, trợ lý huấn luyện viên) hay ngành công nghiệp rất lớn trên thế giới hiện nay là Game online. Do vậy thế hệ Z cần phải cập nhật và thay đổi”.
Tuy nhiên, anh Ngọc Anh cũng lưu ý, việc lựa chọn ngành nghề mình theo đuổi không phải “cứ thấy ngành hot” là lao vào mà phải xem mình đam mê đến đâu và thích đến mức độ nào.
“Nếu làm những công việc mình không thích sẽ rất mệt mỏi và không thể bền bỉ theo đuổi”, anh khẳng định.
Ông Florent Ménard - Trưởng bộ phận Campus France Vietnam - Văn phòng du học chính thức của Đại sứ quán Pháp, chia sẻ “Trong 6 năm làm việc tại Campus France Vietnam tôi thấy rằng sinh viên Việt Nam đã có những thay đổi trong thái độ, quan niệm, phương pháp sống, tiếp nhận thông tin. Tôi thấy rằng sinh viên bây giờ có vẻ sáng suốt hơn so với trước đây, trong các lựa chọn du học, chuẩn bị cho tương lai. Sinh viên ngày càng có những câu hỏi rõ về trường về ngành chứ không hỏi những câu chung chung như “Đi du học Pháp cần phải như thế nào?””.
Lời khuyên của ông dành cho các sinh viên Việt Nam “Đối với các bạn đi du học phải luôn nhớ điều quan trọng nhất đối với mình là gì, mình có khát vọng gì trong đời?”.
Cùng với quan điểm về “du học thế hệ Z”, anh Đào Trọng Thắng - cựu sinh viên du học Châu Âu bày tỏ: “Thế hệ Z được tiếp cận với rất nhiều công nghệ tiên tiến và đó cũng chính là một trong những thách thức đối với các bạn, bởi khi đã có một sự toàn cầu hóa, một thế giới phẳng rồi thì các bạn sẽ có rất nhiều các đối thủ. Hàng ngày các bạn có quá nhiều thông tin nên đó cũng là rào cản trong việc lựa chọn con đường du học của bạn, lựa chọn ngành nghề du học”.
Sự kiện Ngày hội du học toàn cầu có sự tham gia của 1000 phụ huynh, học sinh; quy tụ hơn 40 trường đại học của 15 quốc gia trên thế giới. Tham gia vào ngày hội, học sinh, sinh viên được trải nghiệp khu giao lưu văn hóa toàn cầu, làm bài test hướng nghiệp và nhận tư vấn ngành học từ các chuyên gia … |
Thúy Nga
Việt Nam vượt Mỹ về số du học sinh ở Canada
- Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước có số du học sinh nhiều nhất ở Canada trong khi đó Mỹ xếp vị trí thứ 6.