Một hội viên Hội Nhà văn chia sẻ với VietNamNet,àthơHữuThỉnhrútkhỏiBanChấphànhHộiNhàvănkhóamớty le keo ma lay nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đã xin rút khỏi Ban chấp hành Hội trong phiên họp hôm nay 24/11.
Chưa xây dựng được những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu
Báo cáo tại Đại hội, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, trong 5 năm qua về tư duy văn học, đề tài, chủ đề, phương pháp sáng tác tiếp tục được đổi mới, đem đến một diện mạo văn học đa dạng phong phú, chấp nhận và khuyến khích nhiều cá tính sáng tạo, nhiều tìm tòi thể nghiệm cái mới. Đời sống văn học đã trở nên năng động hơn, thích ứng với yêu cầu mới của cuộc sống.
Vấn đề đạo đức xã hội đã được nhiều tác phẩm lên tiếng cảnh báo từ lâu, nay tiếp tục đi sâu vào nhiều ngõ ngách, cảnh báo về những vực thẳm dưới tác động tinh vi và dữ dằn của thị trường. Tự do sáng tác được tôn trọng, xu hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp trong mọi hoạt động đang thu hút nghị lực và tâm huyết của đông đảo nhà văn hiện nay. Đây chính là nơi thể hiện rõ nhất bản lĩnh, nhân cách và trách nhiệm của nhà văn với đất nước.
Hội nhà văn Việt Nam tổ chức Đại hội X (nhiệm kỳ 2020 - 2025) với sự tham dự của hơn 500 văn sĩ trong cả nước. (Ảnh: Hữu Việt). |
Bên cạnh đó, số sách xuất bản của Hội trong 5 năm qua tiếp tục tăng. Những loại sách tương đối bán chạy là truyện ngắn và tiểu thuyết, có một số cuốn sách vừa ra mắt đã được tái bản. Một số cuốn hồi ký có tiếng vang và chất lượng phát hành lớn. Số sách ăn khách nhất là truyện ngôn tình và thuần túy mang tính giải trí. Sách lý luận phê bình và thơ hầu như chỉ lưu hành trong giới. Đó là hiện tượng đáng suy nghĩ. Nguyên nhân chính là do áp lực của văn hóa nghe nhìn và văn học mạng.
Ngoài ra, nguyên nhân không kém phần quan trọng là chất lượng tác phẩm chưa đủ sức gây thành các hiện tượng văn học. Trong tình hình khó khăn đó, các nhà văn đã phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức các buổi ra mắt sách nhằm thu hút bạn đọc. Việc tổ chức các phố sách ở Hà Nội và TP.HCM cũng góp phần đáng kể đưa tác phẩm đến công chúng. Những ngày hội sách và trao giải thưởng cho sách có chất lượng cũng góp phần cải thiện công tác quảng bá tác phẩm…
Tuy nhiên, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng cho rằng, mặc dù đã có rất nhiều đổi mới về tư duy văn học, về đề tài, chủ đề và phương pháp sáng tác, nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa xây dựng được những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu, có sức khái quát về hai cuộc chiến tranh vĩ đại và công cuộc đổi mới còn ít tác phẩm đủ sức gây thành các hiện tượng văn học.
Tình trạng trung bình, tản mạn còn khá phố biến, tính chuyên nghiệp chưa cao. Bên cạnh đó việc tiếp thu các trào lưu nghệ thuật của nước ngoài được mở rộng nhưng chưa có sự chọn lọc, nghiền ngẫm sâu sắc. Trong lý luận phê bình văn học còn biểu hiện máy móc khi vận dụng các quan điểm nghệ thuật của nước ngoài vào thực tiễn đời sống văn học trong nước. Trong hoạt động nghiệp vụ, một số cơ quan báo chí xuất bản của Hội công tác biên tập chưa theo kịp yêu cầu, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả sản phẩm.
Công tác xã hội hóa trong hoạt động của Hội còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu còn dựa vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước… "Tầm với và sự bao quát của Ban chấp hành, của các Hội đồng và Ban chuyên môn còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với vùng xa vùng sâu", nhà thơ Hữu Thỉnh nói.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng, về công tác hội nhập quốc tế, đỉnh cao của các hoạt động này chính là việc tổ chức thành công Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 4 và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ 3 với gần 200 đại biểu đến từ 51 quốc gia. Hoạt động văn học dịch cũng sôi động trong 5 năm qua với nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật các tác phẩm hay trong kho tàng văn học Hán, Nôm của ông cha ta,...
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhìn nhận, vì số lượng ủy viên Ban chấp hành quá ít so với số lượng hội viên và lượng công việc quá nhiều nên Ban chấp hành chưa nắm vững được đầy đủ tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn của một số hội viên để kịp thời giúp đỡ. Cùng với đó, cho dù lượng đầu sách dịch và giới thiệu ra thế giới tăng lên, nhưng chưa thực hiện được dự án dịch và giới thiệu nền văn học Việt Nam ra thế giới một cách đầy đủ và có hệ thống thường xuyên.
Ban chấp hành thường xuyên quan tâm, theo dõi và chỉ đạo các cơ quan cấp hai của Hội nhưng chưa bao quát hết nên vẫn để xảy ra một số sai sót đáng tiếc trong lĩnh vực báo chí và xuất bản. Chưa phát huy một cách có hiệu quả nhất chức năng tư vấn của các liên chi hội và chi hội Nhà văn Việt Nam ở các khu vực trong cả nước.
Đông đảo nhà văn, nhà thơ có mặt tại ĐH Nhà văn VN lần này. Ảnh: Hữu Việt. |
Nâng văn học Việt Nam lên một tầm cao mới
Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, mục tiêu của nhiệm kỳ tới sẽ nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn học lên một tần cao mới theo hướng chuyên nghiệp hoá, phấn đấu để có nhiều tác phẩm kết tinh rực rỡ tài năng và tâm huyết của nhà văn, xây dựng được những hình tượng nghệ thuật có sức khái quát cao, có sức sống lâu bền, phục dựng lại cuộc sống đất nước, con người và thời đại có sức cảm hoá, chinh phục lòng người sâu sắc.
Xây dựng Hội nhà văn Việt Nam thành một tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp vững mạnh về tư tưởng và nghiệp vụ, đoàn kết, tập hợp mọi tài năng văn học, góp phần xứng đáng xây dựng văn hoá, xây dựng con người, thoả mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân.
Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam kỳ vọng đại hội lần thứ X này cố gắng phát huy trí tuệ và tập thể, bầu đủ số lượng và chất lượng, để có một cơ quan lãnh đạo đủ mạnh đưa văn học Việt Nam tiếp tục phát triển. "Trong nhiệm kỳ tới cần huy động và khai thác tài năng và kinh nghiệm của các nhà văn có bề dày sáng tạo vào các hoạt động của Hội. Phát huy hơn nữa vai trò của các chi hội trong việc đẩy mạnh sáng tác, đi thực tế, kết nạp hội viên, phát hiện các giải thưởng,..", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.
Nói về kỳ vọng với Ban chấp hành mới của Hội nhà văn Việt Nam, nhà văn Võ Khắc Nghiêm cho hay: "Tôi kỳ vọng phải có được một số đổi mới, ví dụ vai trò của nhà văn, theo tôi không gọi là thẻ hội viên mà nên gọi là thẻ hành nghề nhà văn. Có 2 vạn nhà báo mà chỉ có một nghìn nhà văn. Phải tạo được uy tín trong xã hội bằng thẻ hành nghề của mình.
Các nhà thơ, nhà văn tụ họp tại Đại hội. |
Kỳ vọng nữa là có sự đầu tư cho các nhà văn. Nhà nước nên đặt hàng đề tài lớn cho các nhà văn, đặc biệt là trong đề tài sản xuất và kinh doanh. Dường như các nhà văn ngại động chạm thì phải có đặt hàng, các chân dung doanh nghiệp, tập đoàn phối hợp giữa nhà văn và nhà nước. Tôi ví dụ chúng ta mở các cuộc thi sáng tác về nông nghiệp, nông thôn thì sẽ có được phong trào và từ sự đầu tư ấy nó khích lệ, không phải vấn đề về tiền mà khích lệ đi sâu vào lĩnh vực, cuộc sống khó khăn".
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ kỳ vọng, Ban chấp hành mới phải thay đổi một số vấn đề, quyền lợi của hội viên phải được chú ý hơn. Kể cả những người cao tuổi nhưng vẫn còn đau đáu với văn học nước nhà, kể cả 68 -70 tuổi thì cũng đừng ngại ngần mà không kết nạp họ vào Hội nhà văn Việt Nam. Bởi, họ là lực lượng còn lại của dòng văn học cách mạng. Cho nên, ngoài việc kết nạp hội viên trẻ để thay da đổi thịt, bắt kịp với đời sống xã hội có những tác phẩm phản ánh đời sống hiện thực thì vẫn cần chú ý đội ngũ già.
"Tôi hy vọng và ước mơ chọn được người biết làm việc, dám tận tuỵ để đưa đất nước lên đôi vai, để quyền lợi của Hội nhà văn Việt Nam tiếp tục dòng chảy của văn học cách mạng thích hợp với tình hình mới, biến động mới, giữ an cho đất nước cùng những môn nghệ thuật khác tô thắm cho đất nước, dân tộc bằng chữ nghĩa, bằng cả lòng yêu đất nước của nhà văn Việt Nam", nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ.
Tình Lê
Nhà thơ Hữu Thỉnh dù được Hội đồng giải thưởng sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1974 đến nay trao giải Tôn vinh nhưng ông đã xin rút.