Hai nhóm người tuyệt đối không uống cà phê muối_ket qua truc tiep bong da hom nay

Thời gian gần đây,ómngườituyệtđốikhônguốngcàphêmuốket qua truc tiep bong da hom nay mỗi ngày đi làm, chị Vũ Vân Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) đều dừng lại ven đường mua 1 ly cà phê muối. Cà phê giúp tỉnh táo, thêm vị béo của kem sữa, vị muối đậm đà chống ngán rất dễ uống. Không riêng chị Vân Anh, cà phê muối trở thành thức uống được nhiều người yêu thích. 

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hòa - Phó Chủ nhiệm khoa Tim mạch và Can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cà phê là thức uống phổ biến trên toàn thế giới. Cà phê có nhiều tác dụng với sức khỏe vì chứa chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ, tử vong do tim mạch. Uống 1 đến 3 ly mỗi ngày giúp trái tim khỏe hơn. 

Cà phê có caffeine nên có thể gây nghiện nhẹ, khiến bạn phụ thuộc. Một số người có hiện tượng tim đập nhanh, huyết áp tăng, bồn chồn, chóng mặt khi uống cà phê. 

ca phe muoi.png
Cà phê muối có thể không tốt cho sức khỏe tim mạch. Ảnh: Thạch Thảo

Bác sĩ Hòa cho biết bản thân ông đã uống cà phê muối. Người bán hàng thay thế chất tạo ngọt như đường bằng muối. Tuy nhiên, người bình thường không nên ăn quá 5g muối/ngày tương đương 1 thìa nhỏ. Nếu người pha chế cho lượng muối như vậy vào ly cà phê sẽ đủ hàm lượng muối cho cả ngày. Trong khi đó, bạn còn ăn nhiều món chứa muối khác. 

Ăn nhiều muối gây bệnh lý tăng huyết áp ở người trẻ. Vì vậy, các chuyên gia y tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều khuyến cáo dù trẻ hay già, bạn vẫn cần ưu tiên giảm muối mỗi ngày. 

Bác sĩ Hòa nhấn mạnh 2 đối tượng đặc biệt không nên uống cà phê muối là người bị tăng huyết áp và suy tim. Người có các vấn đề trên chỉ được tiêu thụ khoảng 2-3g muối mỗi ngày. Lượng muối trong thức ăn đã quá đủ quy định. Nếu bạn uống thêm ly cà phê muối có thể gia tăng trữ nước khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động nhiều hơn bao gồm cả hệ tim mạch.

Cùng quan điểm, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP.HCM cho rằng người uống không biết chính xác lượng muối trong cà phê. Hơn nữa, người pha chế còn cho thêm sữa đặc nên người uống không có cảm giác mặn. Nhưng về lâu dài, đưa quá nhiều muối vào cơ thể không tốt, đặc biệt với tim mạch.

Người đang điều trị tiểu đường, tăng huyết áp hết sức cảnh giác khi dùng cà phê muối vì khiến việc điều trị khó khăn hơn. 

Khi dùng cà phê muối thường xuyên, bạn nên qua tâm tới sức khỏe, có thể đi kiểm tra huyết áp, đường huyết. Hai bệnh lý này khá phổ biến nhưng không có triệu chứng nên nhiều người chủ quan. Nếu có sẵn bệnh lý tăng huyết áp hay đái tháo đường, bạn vô tình đưa thêm muối vào cơ thể, làm gia tăng gánh nặng bệnh lý. 

Uống rượu thuốc chữa bệnh bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn, bác sĩ lý giải

Uống rượu thuốc chữa bệnh bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn, bác sĩ lý giải

Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, việc uống một lượng nhỏ rượu thuốc chữa bệnh cũng sẽ làm gia tăng nồng độ cồn trong hơi thở dù ít.