您现在的位置是:PhongThuyBet > Cúp C1
Mất tiền triệu vì fanpage khách sạn, homestay giả mạo tràn lan_tỷ số bóng đá brazil hôm nay
PhongThuyBet2025-01-25 07:22:51【Cúp C1】2人已围观
简介Tin thể thao 24H Mất tiền triệu vì fanpage khách sạn, homestay giả mạo tràn lan_tỷ số bóng đá brazil hôm nay
Ngày 14/12,ấttiềntriệuvìfanpagekháchsạnhomestaygiảmạotràtỷ số bóng đá brazil hôm nay chị Bảo Anh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) dự định đặt phòng một homestay ở Mộc Châu (Sơn La) cho chuyến du lịch cuối năm. Sau khi tìm hiểu trên Facebook, chị quyết định đặt phòng tại một homestay là "Hippie Home Mộc Châu" có 11.000 lượt theo dõi.
"Vì thấy fanpage (trang) của homestay có nhiều lượt theo dõi, tư vấn rất nhiệt tình nên tôi khá chủ quan, không nghi ngờ và chuyển luôn 1,8 triệu đồng tiền đặt cọc", chị chia sẻ.
Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền, phía homestay bất ngờ thông báo sai cú pháp nội dung và sẽ chuyển lại tiền. Đáng chú ý, nhân viên này yêu cầu chị thao tác bằng tài khoản ngân hàng, gửi kèm video hướng dẫn rất chi tiết.
"Thao tác cuối sẽ nhập một mã (mã này dùng để đánh vào phần số tiền chuyển khoản), sau khi nhập sẽ hiện số tiền hơn 30 triệu đồng. Khi tôi thắc mắc, thì nhân viên khẳng định sau khi chuyển, một ví điện tử sẽ hoàn tiền", chị kể.
Theo chị, để lấy lại 1,8 triệu đồng mà làm theo hướng dẫn của các đối tượng, thì chị và rất nhiều người khác sẽ mất hết tiền trong tài khoản. Các đối tượng này dùng thủ đoạn rất tinh vi, bài bản, đặc biệt còn dùng số tài khoản doanh nghiệp là Công ty TNHH CLDH Việt Nam để nhận tiền.
Những thủ đoạn tinh vi
Thực tế, thời gian gần đây, xuất hiện hàng loạt trường hợp bị lừa đảo khi đặt phòng khách sạn, homestay... qua các trang mạng xã hội. Các đối tượng thường lập ra các website, fanpage trên Facebook giả mạo các cơ sở lưu trú, sử dụng hình ảnh thật của khách sạn, homestay để tạo lòng tin cho khách hàng.
Chị Minh Châu ở quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết cũng bị lừa tiền khi đặt phòng khách sạn trên Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thông qua fanpage trên Facebook là "Summay Villa Tam Đảo" có hơn 17.000 lượt theo dõi.
Theo đó, nhân viên khách sạn yêu cầu chị Châu cọc tiền và ghi đúng nội dung chuyển khoản. Sau đó, các đối tượng yêu cầu chuyển thêm số tiền cọc vì sai nội dung và quản lý sẽ hoàn lại tiền chuyển lần một vào sáng hôm sau.
"Sáng hôm sau, khi tôi liên hệ lại thì phía khách sạn yêu cầu tôi nhắn tin cho một tài khoản khác là kế toán để làm theo hướng dẫn. Sau đó, người này yêu cầu tôi nhập mã chuyển khoản hơn 7 triệu đồng, lúc này tôi mới nhận ra bản thân bị lừa", chị nói.
Hiện, trên các hội nhóm review (đánh giá) về các điểm du lịch như Mộc Châu, Tam Đảo, Đà Lạt, Sóc Sơn, Tà Xùa, Nha Trang, Hạ Long... đều tràn ngập cảnh báo lừa đảo theo dạng giả mạo homestay, khách sạn chiếm đoạt tiền cọc khách hàng.
Chị Minh Sa (quận Hoàng Mai, Hà Nội), chuyên nhận đặt phòng khách sạn, homestay du lịch cho biết trước đây chị cũng từng bị các đối tượng lập trang cá nhân giả mạo để đi lừa đảo. Gần đây, thủ đoạn tinh vi hơn là các đối tượng này lập các fanpage giả.
Đặc biệt là thời điểm cuối năm, tình trạng giả mạo các fanpage homestay, khách sạn để lừa đảo xuất hiện tràn lan. Các trang giả mạo được lập giống hệt trang chính rồi chạy quảng cáo tiếp cận hàng nghìn khách hàng.
"Mặc dù đã có rất nhiều bài viết cảnh báo, nhiều chủ khách sạn và homestay đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an nhưng đối tượng lừa đảo rất tinh vi, liên tục thay đổi, sử dụng nhiều số tài khoản khác nhau để nhận tiền. Rất nhiều khách sạn đã dừng nhận đặt thông qua fanpage vì trang giả mạo quá nhiều", chị chia sẻ.
Thận trọng với các yêu cầu chuyển tiền đặt cọc
Tại Quảng Ninh, các đối tượng đã săn tìm con mồi từ các hội nhóm, fanpage về du lịch tại Cô Tô rồi liên hệ, giới thiệu về phòng khách sạn và các dịch vụ. Theo cơ quan Công An tỉnh Quảng Ninh, các đối tượng đã thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại với tổng số tiền khoảng 100 triệu đồng.
Nhiều cơ quan chức năng cũng đã lên tiếng cảnh báo tình trạng lừa đảo thông qua các fanpage khách sạn, homestay giả mạo. Ngày 14/11, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) khuyến cáo người dân cảnh giác khi nhận được quảng cáo thuê phòng với mức giá quá rẻ, đặc biệt thận trọng khi đối tượng yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để giữ chỗ.
Bên cạnh đó, cần chú ý các dấu hiệu nhận biết website hoặc fanpage giả mạo và tìm hiểu, xác minh kỹ thông tin về vị trí, cơ sở vật chất nơi ở cũng như lai lịch của người cung cấp dịch vụ. Tuyệt đối không chuyển tiền đặt cọc đối với những khách sạn ít được biết đến và không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức.
"Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời", Cục An toàn thông tin khuyến cáo.
Theo chị Minh Sa, khi người dân có nhu cầu tìm khách sạn, homestay... để lưu trú nên tìm người chuyên nhận đặt phòng hộ có uy tín hoặc tìm hiểu khách sạn, homestay đó đã bị cảnh báo lừa đảo hay chưa, đồng thời xác minh kỹ thông tin trước khi chuyển tiền cọc. "Trong quá trình tiếp cận khách, các đối tượng giả mạo thường nhiệt tình tư vấn và đốc thúc khách chuyển tiền", chị lưu ý.
很赞哦!(3142)
相关文章
- Apparatus streamlining, high GDP growth focuses of 13th Party Central Commitee's meeting
- Làm gì để tránh xung đột nơi công sở?
- Kỳ thủ duy nhất của Việt Nam dự giải Vô địch Cờ Vua U50, U65 Châu Á
- Trung vệ tuyển Việt Nam tự tin lấy 3 điểm trên đất Philippines
- BTV Reuters bị khởi tố vì “bắt tay” với Anonymous
- MU mua gấp tiền đạo xịn hỗ trợ Hojlund
- Tuyển Việt Nam, HLV Troussier cần thay đổi để chiến thắng
- Giá căn hộ TPHCM vượt 70 triệu đồng/m2, mua nhà 3 tỷ đồng phải đi xa hơn 10km
- Siêu xe Porsche 911 GT3 màu lạ hơn xe Cường Đô la
- Cách trang trí nội thất phòng khách nhà đẹp theo cách hiện đại
热门文章
站长推荐
Chưa tìm được rể hiền, vua sầu riêng Thái Lan đã hủy tuyển chọn
Sancho 'cáo bệnh' nghỉ đá Dortmund, MU sướng rơn
Những mẫu nhà 500 triệu ở nông thôn đẹp mê mẩn, không muốn rời mắt
Diễn viên Mạnh Trường bị thương
Hoa hậu Thanh Thủy lần đầu thừa nhận phẫu thuật thẩm mỹ
Đội tuyển Golf Việt Nam thắng lớn tại giải VĐTG 2016
Kết quả bóng đá V
Cách giúp trẻ làm quen lại với trường lớp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán