Lễ ra mắt kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học vừa được Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức online vào ngày 15/9. (Ảnh: vnu.edu.vn) |
Kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học vừa được Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt ngày 15/9 là hệ thống hỗ trợ công tác dạy - học trực tuyến và trực tiếp cho giáo viên,ắtkênhtrựctuyếnhỗtrợgiáodụcTiểuhọbồ đào nha vs uruguay phụ huynh và học sinh tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nói riêng và các địa phương cả nước nói chung, với sự hỗ trợ nền tảng công nghệ của VNPT.
Đại học Quốc gia Hà Nội giao trường Đại học Giáo dục là đơn vị đầu mối phụ trách nội dung chuyên môn của kênh và kết nối với mạng lưới các cơ sở giáo dục.
Đánh giá cao chủ trương xây dựng và triển khai kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cho rằng, kênh ra đời không chỉ nâng cao năng lực toàn diện của giáo viên và học sinh mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của hệ thống giáo dục và đào tạo.
Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cũng lưu ý, để có thể duy trì và vận hành hiệu quả kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học, Đại học Quốc gia Hà Nội, VNPT và các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển nền tảng công nghệ, đảm bảo tốt hạ tầng, đường truyền Internet.
Theo ông Lê Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, một trong những mục tiêu của kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học là hình thành diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm giữa giáo viên với các chuyên gia hàng đầu về giáo dục; tạo không gian kết nối các giáo viên bậc tiểu học, giúp thầy cô có thể làm chủ công nghệ, chủ động sáng tạo. Đồng thời, chia sẻ và lan tỏa những vấn đề giáo dục tiểu học trong xã hội, chuyển đổi số gắn liền với nền tảng khoa học giáo dục và khoa học sư phạm.
Đại diện đơn vị đầu mối phụ trách nội dung chuyên môn của kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học, ông Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục cho biết, với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về giáo dục, kênh sẽ tư vấn, giải đáp và hướng dẫn trực tuyến cho giáo viên và phụ huynh học sinh các vấn đề liên quan đến kỹ năng dạy - học trực tuyến, tâm lý lứa tuổi…
Các chuyên gia tâm lý giáo dục, công nghệ giáo dục và kiểm tra đánh giá sẽ hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp một cách chủ động, tích cực dưới nhiều hình thức như: tư vấn nhóm lớn (livetreaming), tổ chức khóa bồi dưỡng chuyên đề theo nhu cầu dạng học liệu mở (MOOCs) cũng như những hoạt động tư vấn trực tiếp.
Hệ thống sẽ cung cấp các tài liệu mang tính định hướng, hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, bài giảng; đồng thời, cung cấp tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên và cha mẹ học sinh; giới thiệu và cung cấp nguồn học liệu mở cho giáo dục tiểu học, hỗ trợ giáo viên và học sinh. Các giải pháp hỗ trợ ứng dụng công nghệ kèm hướng dẫn chi tiết cũng được cung cấp một cách đầy đủ.
Để xây dựng và duy trì nền tảng tư liệu, học liệu hữu ích hỗ trợ giáo dục tiểu học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã huy động đội ngũ chuyên gia trong và ngoài trường. Đây là các chuyên gia giáo dục, chuyên gia công nghệ giáo dục, chuyên gia tư vấn tâm lý, các cán bộ, quản lý giáo dục và giáo viên có kinh nghiệm lâu năm tại các trường tiểu học. Trong đó có nhiều người tham gia xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình chi tiết môn học 2018 và viết sách giáo khoa theo chương trình mới.
Cũng theo vnu.edu.vn, tại sự kiện ra mắt kênh trực tuyến hỗ trợ giáo dục tiểu học, với mong muốn góp phần hỗ trợ các học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn có điều kiện tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố ủng hộ 1 tỷ đồng cho chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động.
Vân Anh
Sẽ sớm có chương trình “Sóng và máy tính cho em”, hỗ trợ học tập trực tuyến
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ TT&TT khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” để kịp thời hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến, thúc đẩy phát triển xã hội số.