Chạy bộ khi mang thai: Đây là lời khuyên của chuyên gia phụ sản_kết quả bóng đá ả rập saudi

Chạy bộ khi mang thai: Được hay không?ạybộkhimangthaiĐâylàlờikhuyêncủachuyêngiaphụsảkết quả bóng đá ả rập saudi

Thông tin một người phụ nữ trẻ với bụng bầu lộ rõ tham gia giải chạy cự ly 5km mới đây, nhận được sự chú ý của dư luận.

Bên cạnh sự khâm phục, không ít người cũng bày tỏ sự lo ngại về tính an toàn của hoạt động này trong thai kỳ.

Chạy bộ khi mang thai: Đây là lời khuyên của chuyên gia phụ sản - 1

Không ít người bày tỏ băn khoăn về việc chạy bộ khi đang mang thai (Ảnh minh họa: Getty).

Theo BSCKII Ngô Thị Hương, Trung tâm Can thiệp bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc chạy bộ trong thai kỳ không hoàn toàn bị cấm, nhưng cần phải được thực hiện đúng cách và có sự theo dõi sát sao của các chuyên gia y tế.

"Chạy bộ là một hình thức tập luyện giúp duy trì sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và cải thiện tâm trạng cho sản phụ. Tuy nhiên, mức độ tập luyện cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người", BS Hương chia sẻ.

Theo chuyên gia này, những lợi ích của việc vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ đã được chứng minh, bao gồm: Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, và giảm căng thẳng.

Chạy bộ khi mang thai: Đây là lời khuyên của chuyên gia phụ sản - 2

BSCKII Ngô Thị Hương, Trung tâm Can thiệp bào thai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả các hoạt động thể chất đều an toàn cho mọi sản phụ.

BS Hương nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải hiểu rõ giới hạn của bản thân và không cố gắng vượt quá sức mình".

Những rủi ro tiềm ẩn khi chạy bộ trong thai kỳ

Một số rủi ro có thể xảy ra khi sản phụ chạy bộ bao gồm nguy cơ té ngã, tăng áp lực lên cơ và khớp, dẫn đến chấn thương hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.

Đặc biệt, trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều về trọng tâm và khả năng cân bằng, làm tăng nguy cơ tai nạn.

BS Hương cảnh báo: "Chạy bộ, đặc biệt là trong những cuộc thi hay giải chạy, có thể gây ra áp lực lớn lên cơ thể sản phụ.

Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, không lường trước được tình trạng sức khỏe của mình, thì rất dễ dẫn đến các biến chứng không mong muốn như co thắt tử cung, sinh non, hoặc các vấn đề về tim mạch".

Chuyên gia này cũng lưu ý những trường hợp sản phụ nên hạn chế tối đa chạy bộ:

- Tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng: Trong tam cá nguyệt đầu tiên (tuần 1-12), cơ thể đang hình thành các cơ quan chính của thai nhi, việc vận động mạnh có thể gây nguy hiểm.

Trong tam cá nguyệt thứ ba (tuần 27 trở đi) là giai đoạn bụng lớn, trọng tâm cơ thể thay đổi, làm tăng nguy cơ té ngã và áp lực lên cơ và khớp.

- Sản phụ có các biến chứng thai kỳ: Sản phụ bị tiền sản giật, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm, hoặc có tiền sử sinh non cần hạn chế vận động mạnh như chạy bộ vì có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

- Vấn đề về sức khỏe cá nhân: Nếu sản phụ có các vấn đề về tim mạch, hô hấp, hoặc các bệnh lý khác mà bác sĩ khuyến cáo không nên vận động mạnh, cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn y tế.

Lưu ý quan trọng cho sản phụ khi muốn chạy bộ

BS Hương khuyến nghị các sản phụ nên tuân thủ những nguyên tắc sau nếu muốn duy trì việc chạy bộ trong thai kỳ:

- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục bất kỳ hoạt động thể chất nào, sản phụ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, để đảm bảo rằng sức khỏe của cả mẹ và bé đều phù hợp với hoạt động đó.

- Lựa chọn giày và trang phục phù hợp: Việc lựa chọn giày chạy bộ tốt, có độ bám và hỗ trợ tốt là rất quan trọng để tránh chấn thương. Đồng thời, trang phục thoải mái, thoáng mát sẽ giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn khi vận động.

- Kiểm soát cường độ tập luyện: Hạn chế các bài tập cường độ cao hoặc chạy ở tốc độ nhanh. Các bài tập nhẹ nhàng với thời gian ngắn là lý tưởng, giúp duy trì sức khỏe mà không gây ra áp lực quá lớn.

- Chú ý đến tín hiệu cơ thể: Trong quá trình chạy bộ, nếu cảm thấy chóng mặt, đau bụng dưới, khó thở, hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay và nghỉ ngơi. Đây là cách cơ thể cảnh báo sản phụ về những nguy cơ tiềm ẩn.

- Bổ sung đủ nước và dưỡng chất: Đảm bảo cung cấp đủ nước trước, trong và sau khi chạy bộ để tránh mất nước. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho mẹ và bé.

Theo những chuyên gia chạy bộ kỳ cựu, khi tham gia vào giải chạy, vận động viên thường có xu hướng "cuốn" theo không khí huyên náo và cạnh tranh của một cuộc đua. Bên cạnh đó, giải chạy cũng có nhiều vấn đề có thể phát sinh như tình huống giao thông, va chạm, nguy cơ vấp ngã... Do vậy hầu hết các ý kiến được khảo sát đều cho lời khuyên bà bầu nên hết sức thận trọng trong việc chạy bộ, đặc biệt là việc tham gia các giải chạy.