Năm 2014,àybậnrộnkhiếnnhiềungườithứckhuyatrảthùu21 mu thuật ngữ "trì hoãn giấc ngủ" (bedtime procrastination) lần đầu tiên được công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Psychology. Sau đó ít lâu, nhiều người thêm cụm từ "trả thù" (revenge) nhằm mô tả những công dân cổ cồn Trung Quốc làm việc đến 12 tiếng mỗi ngày, sau đó cố gắng thức khuya hơn để làm những gì mình thích.
Giờ đây, "trì hoãn giấc ngủ trả thù" hay "thức khuya trả thù" được sử dụng để chỉ chung những người có thói quen ăn bớt giờ ngủ về đêm để có thêm thời gian cho hoạt động giải trí như lướt mạng xã hội, xem phim hoặc chơi điện tử…
Thuật ngữ "trì hoãn giấc ngủ báo thù" trở nên phổ biến qua dòng tweet của nhà báo Daphne K. Lee vào tháng 6/2020. |
Theo Very Well Mind, có 3 dấu hiệu để xác định một người gặp tình trạng "trì hoãn giấc ngủ trả thù": Thứ nhất, việc thức khuya làm giảm tổng thời gian ngủ vào ban đêm của họ; Thứ hai, họ chủ động thức khuya, không bị tác động bởi các yếu tố như môi trường xung quanh hay tình trạng sức khỏe; Và thứ ba, họ hoàn toàn nhận thức được tác hại của việc thức khuya nhưng vẫn lựa chọn làm điều này.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người thường xuyên làm việc căng thẳng, nhiều giờ vào ban ngày và cặp vợ chồng có con nhỏ là những đối tượng thường xuyên trì hoãn giấc ngủ.
Đối với những cặp vợ chồng trẻ, họ chỉ có thể thảnh thơi khi con cái đi ngủ. Còn đối với người bận rộn, việc thức khuya và nằm dài xem phim là khoảng thời gian hiếm hoi họ được thư giãn trong ngày.
Ban đầu, những người này chỉ dành 10-15 phút xem điện thoại hoặc các chương trình yêu thích. Dần dần, họ tiêu tốn đến 1-2 tiếng hoặc thậm chí thức đến rạng sáng hôm sau, chỉ ngủ gục khi cơ thể kiệt sức.
Nguyên nhân
Theo Very Well Mind, việc thiếu thốn thời gian rảnh vào ban ngày là nguyên nhân chính dẫn đến thói quen trì hoãn giấc ngủ.
Ranh giới mờ nhạt giữa công việc, học tập và cuộc sống cá nhân khiến nhiều người không còn thì giờ dành cho chính mình. Họ chấp nhận đánh đổi vài giờ ngủ để cảm thấy có thể kiểm soát và tận hưởng thời gian nhàn rỗi.
Mua sắm trực tuyến, lướt mạng xã hội, đọc truyện, xem phim là những hoạt động nhiều người thường làm để trì hoãn giờ ngủ. Ảnh minh họa: Dario Fernandez Ruz/Pexels. |
Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác của "trì hoãn giấc ngủ trả thù" bao gồm:
- Theo nghiên cứu năm 2014, hành vi này có liên hệ với khả năng tự kỷ luật của con người. Nếu ý thức tự kỷ luật kém, dù có buồn ngủ đến mấy, họ cũng sẽ đi ngược lại ý chí của mình, dẫn đến việc nằm lướt điện thoại hay xem phim.
- Những người thường trì hoãn giấc ngủ có xu hướng trì hoãn trong các công việc khác.
- Yếu tố sức khỏe và đồng hồ sinh học cá nhân.
Tình trạng trì hoãn giấc ngủ ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi con người bị gia tăng căng thẳng và thay đổi thói quen sinh hoạt vì Covid-19. Theo khảo sát của Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, tháng 1/2021, khoảng 40% người trưởng thành được hỏi cho biết họ ngày càng khó ngủ.
Nếu chỉ thi thoảng thức khuya, điều này nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, thói quen "trì hoãn giấc ngủ báo thù" kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần. Thiếu ngủ dễ làm giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, trầm cảm và Alzheimer.
Đối phó
Để đối phó tình trạng "trì hoãn giấc ngủ báo thù", theo các chuyên gia, con người cần thực hiện nhiều biện pháp.
Theo chuyên gia, chúng ta nên tránh xa thiết bị điện tử trước giờ ngủ để tránh "trì hoãn giấc ngủ trả thù". Ảnh minh họa: Ron Lach/Pexels. |
Đầu tiên, chúng ta cần ưu tiên giấc ngủ. Nếu bạn muốn cơ thể nghỉ ngơi, trước tiên hãy nghĩ tới việc ngủ. Thời gian hồi phục sức khỏe sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng để hoàn thành công việc vào ngày hôm sau.
Thứ hai, hình thành thói quen ngủ đúng giờ, hãy luyện tập đi ngủ và thức dậy vào những giờ nhất định. Bên cạnh đó, không dung nạp cồn hay caffeine vào thời gian chiều tối và tạo môi trường thoải mái để dễ chìm vào giấc ngủ.
Thứ ba, điều chỉnh lịch trình cá nhân. Lịch trình bận rộn vào ban ngày thường là gốc rễ của thói quen "trì hoãn giấc ngủ trả thù". Vì vậy, bạn cần nghiêm túc xem xét các đầu việc cần hoàn thành mỗi ngày và cắt bỏ những việc tiêu tốn thời gian không cần thiết.
Thứ tư, dành thời gian cho bản thân. Thay vì chỉ lập kế hoạch cho công việc, bạn cũng nên sắp xếp thời gian dành cho các hoạt động thư giãn cá nhân trong ngày.
Thứ năm, thực hiện các thói quen ban đêm như chăm sóc da hoặc lên giường thư giãn sớm hơn khoảng một tiếng.
Và cuối cùng, tránh xa các thiết bị điện tử trước giờ ngủ. Hãy tắt điện thoại, máy tính và dừng lướt mạng xã hội khi bạn đặt lưng lên giường. Bạn cũng có thể tập thói quen thiền, kéo giãn cơ nhẹ nhàng để giúp dễ ngủ hơn.
Theo Zing